Trang

Thứ Tư, 13 tháng 3, 2013

Một chuyến du xuân



Mùa xuân, người ta đi chùa Hương, Yên tử, Người giàu đi chùa vàng chùa bạc bên Lào, Campuchia, vợ chồng mình thì lại đi thăm những người đã giúp đỡ, cưu mang mình hồi sơ tán ngày xưa. Trong chương trình dã ngoại mang tính tri ân, nhân tiện ghé thăm một người anh em họ của ông xã, thật bất ngờ, mình như bị lạc vào một vùng sông nước nam bộ khi xuất hiện trước mắt mình đầu tiên là một dòng sông với con thuyền nhỏ
Trông có vẻ thơ mộng
Nhưng tình trạng ô nhiễm đã khá nặng
và tiếp sau đó là một khu đầm nuôi vịt rộng với rất nhiều những con vịt lai to, đẹp trắng xóa như thiên nga.
Kế bên khu đầm là khu chuồng trại


Xung quanh đầm là bãi cho vịt lên ăn và phơi lông

Một số lên bờ nằm rỉa lông, một số bơi lội tung tăng, tiếng quạc quạc vang cả một vùng.

Một góc đầm

 Chủ đầm vịt tên là em con chú của ông xã mình. Hôm ấy lại đang có thợ xây tường bao, thấy mọi người đang bận rộn, mình bảo ô xã xin phép về, nhưng gia đình nhất định giữ ăn cơm.
Trong bữa cơm, ngoài những chuyện gia đình con cái, mình biết thêm cuộc sống của những người lao động thật cực nhọc.
            Chú vốn là một thanh niên đẹp trai và rất thông minh nhưng cũng khá là bướng bỉnh. Học xong đại học, đi bộ đội về chú được chuyển ngành. Năm 1993 chú xin về hưu non rồi về quê vợ vừa chăm mẹ vợ già yếu và con nhỏ vừa làm kinh tế. Vợ chồng chú đấu thầu khu đầm  và đầu tư nuôi vịt. đàn vịt giờ phát triển lên hàng nghìn con. Thời gian làm việc của vợ chồng chú khoảng 20 giờ mỗi ngày. Chú Môn năm nay đã 73 tuổi, vợ chú cũng khoảng lục tuần, Với tuổi tác như vậy mà làm việc tới 20 giờ mỗi ngày trong điều kiện suốt ngày dầm nước mùa nóng cũng như mùa lạnh. Mình không hiểu họ lấy đâu ra sức khỏe và làm để làm gì vì các con chú ấy đều rất khá giả. Đã nhiều lần các con cầu xin bố mẹ nghỉ mà không được. Một người con trai đã xin mua lại tất cả cơ ngơi nhưng chú ấy không chịu.

Sóng đôi

Hai anh em, chủ đầm mặc sơ mi xanh
            Mình hỏi về thu nhập, được biết trừ các khoản đóng góp, vốn liếng đầu tư và duy trì sx thì  mỗi tháng cũng chỉ được mươi mười lăm triệu. Với thời gian và cường độ lao động như vậy mà thu nhập chừng ấy thì thật vất vả.
           

Đường vào đầm

Ra về, mình cứ suy nghĩ người dân lao động để có được đồng tiền thật là khó nhọc, trong khi có những kẻ chỉ ký một chữ là bỏ túi hàng trăm triệu, có khi cả tỷ. Vừa lúc tối mình đọc được trên báo ANTD tin về một cán bộ dự án Sông Tranh bị bắt khi đang nhận 300 triệu tiền “bôi trơn”. http://www.anninhthudo.vn/an-ninh-doi-song/mot-tong-giam-doc-nga-ngua-vi-tien-boi-tron/489377.antd
Mình nghĩ như vậy thì đập ST không thấm nước mới là chuyện lạ. Và chính vì vậy mà khoảng cách giầu nghèo ở nước mình ngày càng lớn.

10 nhận xét:

  1. Em ơi, những chuyện đau lòng này đầy rẫy. Một số nới ta sơ tán ngày xưa cũng thế. Họ nói đã sinh ra ở đây thì phải sống ở đây chứ khổ và nghèo lắm. Nghe mà thây đau lòng. Chào!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ơn trời, í, ơn Đảng ơn chính phủ, 2 gia đình mà em và ông xã sơ tán ngày xưa nay đều khá giả cả chị ạ.
      Chị ơi, chị đững "nghiêm túc" với em nha, bây giờ em hay đùa cho vui chị ạ. Nghiêm túc quá chóng già, hì hì ...

      Xóa
  2. Ở nông thôn thu nhập như thế là khá lắm rồi! Nếu chẳng may bị dịch bệnh thì mất trắng.
    Cái bọn tham nhũng cướp của trắng trợn chẳng hiểu đến bao giờ mới hết, khi mà những kẻ cứ hô chống tham nhũng lại là trùm tham nhũng?!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, mức thu nhập ấy nhiều gia đình không dám mơ. Nhưng em thấy sợ về cường độ và thời gian lao động trong 1 ngày của họ. Thường thường mười rưỡi, mười một giờ mới ăn cơm tối. Đêm cứ 2 giờ lại phải dậy cho vịt ăn. Sáng 5 giờ phải dậy vệ sinh chuồng trại và lùa vịt ra sông, chả bao giờ được ngủ trưa...Thu nhập có tháng 9-10 triệu, có tháng 15 triệu, chia cho 2 vợ chồng, tính ra mỗi giờ LĐ của họ bình quân khoảng 10.000đ. Ở chỗ em bây giờ thuê lau dọn nhà cửa 35.000đ một giờ mà cũng khó mượn chị ạ.

      Xóa
  3. Đầu xuân chim én lượn bay
    Voi Bản Đôn cũng tập bay quê người
    Thăm quê hương Bác rạng ngời
    Giao lưu Đất tổ vui cười tình thân (~_~)
    [img] http://blog.yimg.com/3/wJmVQHV7s5.DqXVMEPiSFx.C3Z.2bnKf6AivNBvM6iewxQg5C07Lfw--/74/l/oCmaXBLPeAXSCgkbkrgtAw.jpg [/img]

    Trả lờiXóa
  4. Em du xuân chị cũng du xuân
    Em lên phía bắc chị dành phần phía đông
    [img] http://1.bp.blogspot.com/-Ijy8JUN3ITE/UUB5pPjjXdI/AAAAAAAAAKY/AdUkWAKyBe4/s1600/b%E1%BA%A0CH+d%C6%AF%C6%A0NG.jpg[/img] Em xen cái ảnh này có rõ hơn không?

    Trả lờiXóa
  5. LL đã có một chuyến đi thật ý nghĩa. Đúng là ở đâu, thời nào, người nông dân cũng khổ nhất! Vì vậy con em nông dân hầu hết muốn ra thành phố kiếm việc. Nhiều nhà cho thuê đất, ruộng để lên thành thị kiếm ăn ...Chỉ những người không có điều kiện mới ở lạ! Chú LL là một trường hợp hiếm có đấy!
    Trông hai anh em ông xã LL phong độ lắm! Chúc mừng nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn ST. Đây là chú em của ông xã mình chứ ko phải chú của mình ST ạ. Còn ô xã thì ơn trời, hơn mình 11 tuổi, nhưng khỏe và trẻ đến nõi nhiều người bảo là mình già hơn ô í đấy. Buồn quá! hì... hì...

      Xóa
  6. LL đã có một chuyến du xuân rất thú và ý nghĩa. Về thăm gia đình chú mình. Tìm hiểu thực tế cuộc sống của một gia đình nông dân thưc sự . Chị đọc say sưa bài này vì biết đây là sự thật 100%. Chị rất cảm phục chú em, thương chú thím quá. Làm cật lực cả ngày 20 tiếng rồi còn chịu bao nhiêu sức ép : Thời tiết, dịch bệnh, rồi có khi cả sự quấy nhiễu cua CQ nữa chứ. Mong sao chú thím khỏe và tiêp tục công viêc thuận lợi, may là các con sẵn sàng tiếp quản công viêc của chú khi chú muồn nghỉ ngơi.
    Chị rất cám ơn là em đã viết rất đầy đủ để chia sẻ với bạn bè.

    Trả lờiXóa
  7. Em cám ơn chị đã cảm thông và chia sẻ. Thực ra những người lao động như trường hợp này tuy vất vả nhưng vẫn còn có bát ăn bát để, chứ trong xã hội còn biết bao người khốn khó, bao cảnh sống đáng thương hơn nhiều nhiều nữa chị nhỉ. Và, viễn cảnh thiên đường CNXH đến bao giờ mới thành hiện thực?

    Trả lờiXóa