Trang

Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

CHÚC MỪNG NĂM MỚI
Năm 2013 sắp qua, Chỉ còn hơn một ngày nữa là năm 2014 sẽ bắt đầu. Với những người đã bước qua ngưỡng "cổ lai hy" có lẽ chả mong ước đợi chờ gì cho riêng mình nữa. Mình nghĩ thế, chả biết có đúng không. Vậy nhưng, dù sao đây cũng là cái mốc thời gian để ta khép lại một đoạn đời để đón đợi một đoạn đời tiếp theo với những mong ước tốt lành cho bản thân, gia đình, bè bạn, đất nước và tất cả mọi người được sinh ra và hiện hữu trên trái đất này.
Chúc tất cả:
               AN LÀNH HẠNH PHÚC



Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Trái Cây Miền Tây !

  Hà nội mùa này ra đường là thấy  những xe thồ, gánh, sạp thậm chí từng đống lớn đống nhỏ trái cây trong các chợ, đủ màu sắc tươi rói, xanh đỏ tím vàng. Trong những loại trái cây hấp dẫn kia, trái nào được trồng trên đất làng Canh, đất Văn giang, Khoái châu, Cần thơ, Hậu giang, Đồng tháp...?ngoài hương vị và những dưỡng chất vốn có còn có những gì được phun, nhúng, ngâm tẩm? 

   Nhưng ... ta vẫn cần chúng, dù chúng từ đâu tới, người ta có phun, ngâm chúng hay không ta nào có biết.

   Sắp tết rồi, ta hãy về vùng sông nước miền tây để thấy những sản vật phong phú của mảnh đất miền tây tổ quốc

          

alt
Vùng bưởi Năm roi ở Phú Hữu - Hậu Giang, nhiều nhà vườnđã cho thu hoạch bán cho thương lái.
alt
alt
Bưởi được chuyển từ trong vườn ra bờ kênh bằng xuồng. Nhà vườn bán bưởi sớm kỳ vọng giá tốt hơn so với giá bán cận tết.
alt
Ngoài mặt hàng bưởi Năm roi truyền thống ở Hậu Giang, nhiều năm nay, các nhà vườn còn đưa ra thị trường khoảng bưởi hồ lô rất được ưa chuộng, với giá bán từ 700.000 -1,5 triệu đồng/cặp
alt
Quýt hồng cũng là loại trái cây của miền Tây không thể thiếu của chợ Tết.
alt

alt
Vùng quýt hồng Lai Vung - Đồng Tháp đang hứa hẹn một mùa Tết bội thu.
alt
alt
Chôm chôm Chợ Lách - Bến Tre,
alt
alt
...nhãn xuồng cơm vàng ở Vĩnh Long cũng bắt đầu được cho thu hoạch bán trước tết.
alt
alt
Ở vùng cù lao Tân Lộc - TP. Cần Thơ, nhà vườn cũng tất bật thu hoạch mận An Phước.
alt
Mãng cầu là loại trái không thể thiếu trong mâm ngũ quả ngày tết.
alt
alt
Xoài cát Hòa Lộc ở Đồng Tháp những ngày này thương lái đến tận vườn thu mua, với giá 28.000-30.000 đồng/kg.
alt
Nhiều nhà vườn tranh thủ thu hoạch dưa hấu sớm, để có thể trồng thêm 1 vụ nữa bán vào dịp qua tết.
alt
Dưa hấu xuống ghe để vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
alt
alt
Vùng trồng thanh long ở Tiền Giang cũng đang tất bật chăm sóc để bán vào dịp tết.
alt
Cam soàn và cam sành hai mặt hàng cam được dự đoán hút hàng mạnh dịp tết này,  song nhà vườn ở Hậu Giang vẫn lo dội chợ rớt giá, nhiều vườn tranh thủ bán sớm.
alt
Ngoài các loại cây ăn trái, chanh cũng là loại không thể thiếu.
alt
Đu đủ kiểng cho trái vàng ở Sa Đéc là loại quả độc đáo được săn mua mạnh ở chợ Tết.
alt
Ổi ruột hồng, giống mới phát triển ở ĐBSCL. Năm nay, mặt hàng này cũng góp mặt ở chợ Tết.
alt
Ở làng khóm Cầu Đúc - Hậu Giang, thời điểm này hàng đã được thương lái chốt xong giá, chỉ còn chờ thu hoạch đưa ra chợ. Trong mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Nam, khóm (thơm) là loại không thể thiếu.

( sưu tầm )


Thứ Ba, 24 tháng 12, 2013

CHÚC MỪNG GIÁNG SINH





Cầu chúc Giáng sinh 

AN LÀNH HẠNH PHÚC trong HÒA BÌNH NO ẤM 

cho tất cả mọi người trên trái đất


Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh
00:00:10 24/12/2013

Đi tìm sự thật đằng sau những lầm tưởng thông thường về hai ngày tổ chức lễ Giáng sinh…
Lễ Giáng sinh hay lễ Thiên Chúa giáng sinh là dịp kỷ niệm ngày Chúa Jesus được sinh ra tại Bethlehem, xứ Judea, nước Do Thái. Người ta ước tính thời điểm đó vào khoảng giữa năm 7 TCN và năm 2. Thực chất, Giáng sinh và lễ Noel là một. Cụm từ Noel có gốc từ tiếng La-tinh “nãtãlis” có nghĩa là ngày sinh.

  Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh 1

Tuy nhiên, tài liệu ghi trong sách Phúc âm Matthew nói rằng, tên gọi Noel xuất phát từ tước hiệu Emmanuel, tiếng Do Thái có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta”. Trong tiếng Anh, ngày lễ này được gọi phổ biến là Christmas. Cụm từ này có thể tách thành hai tiếng “Christ” và “Mas”. “Christ” có nghĩa là “Đấng được xức dầu” – tước hiệu của Chúa Jesus còn tiếng “Mas” có nghĩa là thánh lễ.
Thông thường, lễ Giáng sinh được tổ chức từ đêm ngày 24/12 cho tới hết ngày 25/12. Tại sao một sự kiện lại được cử hành trong tận 2 ngày? Đấy là bởi người Do Thái cho rằng, một ngày mới bắt đầu từ lúc hoàng hôn, do đó người ta mới tổ chức sớm từ đêm tối ngày 24 (gọi là lễ vọng) trước khi tổ chức chính thức trong cả ngày 25 (gọi là lễ chính ngày).

1. Đêm 24/12 - ngày “lễ vọng” của Giáng sinh
Như đã nói ở trên, theo Công giáo Roma, đêm 24/12 là thời điểm “lễ vọng” được tổ chức thêm nhằm thu hút đông đảo người tham gia hơn. Vào đêm đó, tất cả các địa điểm như thánh đường hay mỗi hộ gia đình đều trang trí hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria. Ở xung quanh đó là những chú lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần, thánh Giuse...
 Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh 2
 Mặt khác, hình ảnh ngày 24/12 còn gắn liền với sự ra đời của cây thông Giáng sinh. Theo lịch sử, vào giữa năm 2000 và 1200 TCN, người ta đã nói về một loại cây thông Epicea được trang trí bởi hoa, quả và lúa mì gắn liền với ngày 24/12, ngày tái sinh của Mặt trời. 
Người ta kể rằng vào thế kỷ thứ VII có một nhà tu người Anh, Thánh Boniface (sinh năm 680) trên đường hành hương tình cờ bắt gặp một nhóm những kẻ ngoại đạo sùng bái tập trung quanh một cây sồi lớn và dùng một đứa trẻ để tế thần.

 Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh 3

Ðể ngăn cản buổi tế thần và cứu đứa trẻ, Boniface đã hạ gục cây sồi chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi đó đã mọc lên một cây thông nhỏ. Vị thánh nói với những kẻ ngoại đạo rằng, cây thông nhỏ là cây của sự sống và nó tượng trưng cho cuộc sống vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Từ đó, người ta trồng cây thông con để dùng trong lễ Giáng sinh - biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới.

2. Ngày 25/12 - ngày lễ chính của Giáng sinh
Có rất nhiều người cho rằng, ngày 25/12 mới là ngày Chúa Jesus thực sự ra đời nên 25/12 mới chính là Giáng sinh thật sự. Song điều này là không hoàn toàn chính xác. 
Cho tới này, chưa có tài liệu nào dám khẳng định chắc chắn Chúa Jesus có phải sinh ra vào ngày đó hay không. Tất cả những gì ta biết chỉ là Chúa Jesus sinh ra vào một đêm tối, trong chuồng gia súc của một quán trọ, một số người chăn chiên được thiên sứ báo tin đã tìm đến để thờ phụng Chúa.
 Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh 4

Sau sự kiện này, lễ Giáng sinh bắt đầu được các tín đồ Cơ đốc tổ chức ăn mừng. Ban đầu, trước sự cấm đoán và bắt bớ của chính quyền La Mã, họ đã bí mật chọn ngày 25/12 để tổ chức - trùng đúng vào ngày lễ “Thần Mặt trời” (Feast of The Sol invictus) của người La Mã. 
Trong một thời gian dài, chính quyền La Mã đã không thể phát hiện các Cơ đốc nhân hân hoan mừng vui chào đón sự kiện Chúa Jesus đến trần gian vì họ đã tổ chức trùng ngày đại lễ của quốc gia La Mã lúc bấy giờ.
Sau đó khoảng 300 năm, vào năm 312, Hoàng đế La Mã Constantine I bỏ đa thần giáo và theo Cơ đốc giáo. Ông cho hủy bỏ lễ thờ thần Mặt trời. Ngày 25/12 từ đó mới được trở thành ngày lễ mừng sinh nhật của Chúa Jesus.
Phân biệt ngày 24 và ngày 25 trong lễ Giáng sinh 5
Tuy nhiên, cũng phải đến năm 354, Giáo hoàng Libero công bố ngày 25/12 là ngày chính thức để cử hành lễ Giáng sinh của Chúa Jesus. Và khi Cơ đốc giáo phổ biến vào khoảng thế kỷ IV, Giáng sinh bắt đầu được tổ chức thường xuyên và đều đặn.
Như vậy ngày 25/12 chỉ là một ngày quy ước của toàn thế giới, để kỷ niệm một sự kiện có thật của lịch sử, sự kiện Con Đức Chúa Trời giáng thế làm người, để hoàn thành sứ mạng cứu rỗi nhân loại.

* Bài viết sử dụng tư liệu tham khảo từ các nguồn: History, How stuff works, Wikipedia... 


Thứ Tư, 18 tháng 12, 2013

Tản mạn những ngày nằm viện

Một tháng tròn, những rắc rối về sức khỏe của cả nhà khiến cho mình chả còn tâm trí dành cho blog nữa.
Nay trở lại với nhau, có nhiều điều muốn viết lại mà không biết nên bắt đầu từ đâu.
Thôi thì nhớ gì viết nấy
1, Đôi mắt
Không phải lần đầu tiên mình nhìn sâu vào đôi mắt ấy, nhưng là lần đầu tiên mình cảm thấy khác lạ, lo sợ, bất an. Đó chính là đôi mắt của ô. xã trong ngày nhập viện. Sự thể là thế này:
Vì chỉ có 2 vợ chồng già sống với nhau, trước khi đi viện lần này cũng giống như những lần vắng nhà trước đây, mình luôn dặn ông ấy không được làm điện và leo trèo. Vậy mà hôm rồi, ông ấy bắc thang sơn mành bị ngã. Vì đã nhiều lần dặn dò mà không nghe, để xảy ra cơ sự nên ô. ấy dấu, khi biết ô. ấy bị ngã từ trên thang tuy không cao, mình vẫn kiên quyết bắt sang BV khám...Và rồi điều mình lo sợ đã sảy ra: Ô.ấy bị chảy máu não. Tuy nhẹ, nhưng cũng là một vấn đề lớn của sức khỏe và tuổi tác. Khi vào báo tin phải nhập viện, con rể đang làm thủ tục, ô. ấy nhìn vợ buồn buồn và vội quay đi vừa khi mình kịp nhìn thấy đôi mắt ông ấy hoe đỏ...
doi vo chong gia HÃY YÊU NHAU KHI TA CÒN ĐANG SỐNG
2.Người bệnh cùng phòng
Bà khoảng ngoài tám mươi, nhỏ nhắn, sắc sảo, da trắng, mắt sắc tinh nhanh, nhập phòng sau mình 2 ngày. Vừa vào phòng bà đã giới thiệu là thư ký riêng của bà Nguyễn thị Định và đưa cho mọi người xem ảnh chụp dự sinh nhật ĐT Võ Nguyên Giáp...
Bà kể bà bị ngã gãy cột sống vừa được chuyển từ khoa thần kinh xuống khoa y học cổ truyền này.
Vừa ổn định chỗ nằm bà đã rên rỉ:" Tôi khổ lắm, chồng tôi đi tù Côn đảo, tôi phải nuôi con một mình."  và điệp khúc này ngày nào bà cũng rên rỉ nhắc lại. Vào phòng ngay sau bà là một PN rất to béo, có dễ phải trên 70Kg, bà này bị tai biến mm não, chỉ nằm im không nói. Trong khi 2 vợ chồng người con trai và cô giúp việc của "bà tai biến" lo sắp xếp mọi chuyện thì "bà gãy cột sống" lại rên rỉ :"Tôi khổ lắm, tôi sống một mình, tôi nằm trong này gần 4 tháng rồi..."
Thế rồi lúc thì bà kể về tài sản của bà, những biệt thự ở Nghi tàm, khu nhà vườn sinh thái ở Thượng cát, căn hộ 5 tầng ở Hoàng cầu...Rồi bà kể chồng bà xưa kia là thứ trưởng bộ công an, bà đã giup bao nhiêu người không đủ đk mà vào được ngành công an...
Ngày hôm sau cô con dâu bà vào, 2 mẹ con lời qua tiếng lại khá gay gắt. Giọng nói và những điều con dâu nói với bà nếu là con dâu mình nói với mình thì thà chết, mình không nhận sự chăm sóc hay quan tâm, vậy nhưng bà lại nhũn nhặn dịu dàng một cách kỳ lạ. Nhưng sau 3 lần con dâu bà vào thăm thì mình nhận ra đó là một cô gái tốt, năng động, chu đáo và rất có tâm tuy hơi quá trực tính.
Sau một tuần, "bà tai biến" đã nói được chút ít. Bà hiền lành, vui tính, nhưng rất hay khóc, đặc biệt quý mình. "Bà tai biến" và mình nằm ở 2 đầu phòng, mỗi khi mình sang động viên bà tập vận động cho chóng hồi phục là bà lại khóc và cứ níu mình lại, ko muốn cho về giường. "Bà gãy cột sống" cũng thích nói chuyện với mình nhưng lúc nào bà cũng than khổ vì sống một mình trong khi bà sống với con trai, con dâu, cháu nội trong điều kiện rất đầy đủ với một người giúp việc chuyên trách phục vụ một mình bà.
Người mà mình trân trọng nể phục chính là bác sĩ trưởng khoa và là BS trực tiếp điều trị phòng mình. Mỗi khi BS khám bệnh cho "bà gãy cột sống" thì cả phòng nhìn nhau nhún vai cười mỉm. Lần nào bà cũng yêu cầu BS phải quan tâm đến bà vì bà là "lão thành cánh mạng" là "vợ liệt sĩ" "50 năm tuổi đảng" và cuối cùng là 'tôi khổ lắm, tôi ở có một mình', rồi bà than vãn kể lể con cà con kê yêu cầu BS cho đi khám hết chuyên khoa này đến ck khác...vậy mà BS vẫn kiên nhẫn nghe bà kể lể và đáp ứng các yêu cầu của bà. Khi chở bà lên khám CK bà kêu đau ầm ĩ đòi khám ngay và không chịu chờ đến lượt theo số thứ tự, và thế là điều dưỡng viên và người phục vụ lại phải chở bà về phòng.
Rồi đến ngày "bà gãy cột sống" ra viện. Thực ra bà chỉ bị trật đốt sống thắt lưng và thoát vị đĩa đệm . Nhiều người, trong đó có con dâu bà từng thấy có lúc bà đi rất nhanh và thẳng lưng, nhưng ngày ra viện bà không chịu rời giường và đòi gặp BS trưởng khoa, trong khi BS đang đi họp, thế là bệnh nhân mới phải nằm ghép tạm với một bà bệnh nhẹ mà tối được về nhà, chờ mình ra viện mới có giường.
Bây giờ thì mình đã ở nhà và những người bệnh cùng phòng mình chắc giờ cũng ra viện cả rồi. Cầu chúc cho mọi người đều khỏi bệnh và mạnh khỏe. Cầu mong nếu có gặp lại nhau thì ở một nơi khác, không phải là bất cứ một bệnh viện nào.