Người Việt Nam xây dựng TỬ CẤM THÀNH ?
Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Ðức thực hiện, và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam . Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới tìm ra sự thật.
Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy ( Finland ) giới thiệu, và Xuân Trường cùng Cẩm Vân ( Germany ) bắt tay thực hiện, và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.
Bộ phim “Tử Cấm Thành: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Ðệ, con thứ tư của Vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Ðệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Ðệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tayẤu chúa, vốn là cháu của mình, Chu Ðệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng Thái giám. Trong đám Thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam , được Chu Ðệ giao cho việc vẽ kiểu, và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.
Phim có đoạn mở đầu thật hay:
“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những Hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Ðệ.
“ Chu Ðệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Ðệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị Hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.
“Viên Thái giám Nguyễn An là kiến Trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phác thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.
“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm ?
“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Ðệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”
Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.
Ðầu tiên là Đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do Kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.
Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam : Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông, của tác giả Du Miên. Ðề tài người Việt Nam vẽ kiểu, và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.
Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal ( Germany ) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này: Nguyễn An, một tù binh Việt Nam .
Bộ phim chia thành 6 phần như sau :
Sưu tầm
Có một lần, em đã đọc đâu đó điều này. Hôm nay, đọc thêm tài liệu chị tải lên blog, càng tự hào về dân tộc Việt Nam và ngưỡng mộ trí tuệ của ông Nguyễn An vô cùng. Sự thật bao giờ vẫn là sự thật. Không thể nào thay đổi được chị nhỉ?
Trả lờiXóaChị khỏe không mà không thấy vào blog? Em lo... Mong chị luôn an lành.
XóaChị khỏe, nhưng vì ko ngồi được lâu, lại lắm khách quá nên ko có mấy tg vào mạng. Sắp đến ngày của chị em mình rồi, chúc em vui, khỏe! mong mẹ an lành.
XóaNhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
XóaCám ơn LL đã cho mình đọc một câu chuyện hay, lần đầu tiên mình biết chuyện này. Còn Tử Cấm Thành thì đã được biết đến qua các phim của TQ. Trời mưa , độ ẩm cao chắc đau nhúc xương khớp nhiều phải không?
Trả lờiXóaHồi trước bọn chi đi thăm Tử Cấm Thành, nhưng không biết chuện này. Cám ơn. Chào !
Trả lờiXóaĐã lâu rồi, em còn nghe nói Thiên an môn cũng do người Việt mình thiết kế chị ạ. Người Việt mình cũng giỏi mà sao cứ nghèo mãi chị ơi! Chị khỏe ko? Thỉnh thoảng em vào F. ngắm ảnh chị chút mà ko bình gì vì thường là muộn, nằm trên giường xem thôi.
Xóa