Năm 1955, lúc đó tôi hơn mười tuổi, có một người bộ đội miền nam tập kết hỏi thăm đến nhà tôi ở phố Cửa trường, tp Nam định.
Người hàng xóm dẫn vào một người đen nhẻm, đeo ba lô, đội một chiếc mũ cát và gọi như reo lên vui mừng "Lan ơi, bố về này".
Tôi đứng nhìn ông ngơ ngác một lát rồi bỏ ra chợ, nơi mẹ tôi đang bán gạo:"Mẹ ơi, có ai đến nhà mình ấy!" vừa lúc đó 3, 4 người chạy ra: người thì gọi: "cô út ơi, chú ấy về" người thì :" mợ Lan ơi, ba cái Lan về đấy" ...
Tối hôm đó, ba ôm tôi vào lòng nói: "ba kiếm hai mẹ con hoài mà hổng có ai biết..." tôi bỗng đẩy ba ra và ngồi riêng một góc giường, sau đó lấy gương soi rồi lại nhìn ba xem có giống mình không rồi tự hỏi: sao ba lại nói là "kiếm" mình? mà ba nói giọng thế nào í!
Từ khi tôi lớn lớn đủ nhận biết cuộc sống, mẹ tôi thường dặn tôi: ai hỏi bố đâu thì nói chết rồi, vậy người này là ai?...
Thế rồi, mấy năm sau, tôi đọc được truyện ngắn "chiếc lược ngà" của NQS, tôi thấy con bé trong truyện sao giống mình thế, nó cũng chui vào góc nhà soi gương rồi nhìn ba nó xem có giống nhau không... Lớn lên tôi vẫn thích đọc tác phẩm của NQS.
Thời gian qua đi, giờ ông đã thành người thiên cổ. Hôm nay 17 - 2, đọc lại một truyện ngắn của ông trên SGTT, mình thấy hay và rất ý nghĩa, pot lên đây để tưởng niệm cả về ông và những người đã ngã xuống giữ biên cương Tổ quốc:
Ngày 17.02.2014, 13:03 (GMT+7)
Chiến trường biên giới & điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng
SGTT.VN - Có một đứa trẻ đã bị điểm 0 vì nộp giấy trắng
trong bài văn tả bố. Vì bố em đã hy sinh “trên chiến trường biên giới”. Đó là nội
dung một truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, hay là một câu hỏi mà nhà văn vừa
ra đi để lại cho những người đương thời.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã qua đời ngày 13/2, hưởng thọ
82 tuổi. Thông tin ấy khiến nhiều người thương tiếc. Nhưng trong sự tiếc nuối một
tài năng của văn chương cách mạng Việt Nam, nhìn kỹ lại, thấy cả trách nhiệm trả
lời những câu hỏi mà con người (tưởng như) thuộc thế hệ cũ ấy đã đặt ra.
Nguyễn Quang Sáng có một truyện ngắn mang tên “Bài học tuổi
thơ”, viết năm 1990, kể câu chuyện của một bài tập làm văn với đề bài là “Trò
hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.
Nhà văn Nguyễn Quang sáng
|
Khúc mắc trong truyện rất đỗi thông thường (tức là bất
thường một cách quen thuộc). Có một trò được điểm 6 dù ba nó không hề đi làm
đêm, ban đêm chỉ đi nhậu, nhưng nó tả cảnh ba nó làm ban ngày rồi chuyển thành
ban đêm. Một trò khác, được 0 điểm, vì nộp giấy trắng.
Cô giáo quát mắng, trò được 0 điểm mới thú nhận rằng mình
không có ba từ lúc lọt lòng. Ba em đã hy sinh trên chiến trường biên giới.
Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn
cái chát: "Sao trò không làm bài?" Tới lúc đó nó mới nói: "Thưa
cô, con không có ba". Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai
cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!
Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...
Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...
Nhà văn đã rất cẩn thận khi viết rõ rằng các em học sinh ở
đây 11 tuổi, học lớp 6. Nghĩa là lấy mốc năm 1990 trừ đi, thì người cha của em
học trò bị điểm 0 đã hy sinh năm 1979. Đó là năm mà tại cái “chiến trường biên
giới” ấy, rất nhiều gia đình đã mất đi một người cha, người chồng, người con.
Những ngôi mộ không tên xếp hàng ở nghĩa trang liệt sĩ tại biên giới phía Bắc. Ảnh: TL
|
Đó là một câu chuyện của giáo dục. Những điểm 0 và điểm 6
như thế chắc chắn đã không “tuyệt tích” từ thời mà Nguyễn Quang Sáng viết “Bài
học tuổi thơ”. Đến tận hôm nay đề tập làm văn trong trường phổ thông vẫn mang
mô thức “Hãy tả một ai đó đang làm gì đó” mà không nhất thiết phải quan tâm đến
việc ai đó có thực sự tồn tại hay là họ đã tồn tại như thế nào.
Điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng, thật ra dành cho người thày
– người đã dạy một công thức lắp ghép hơn là dạy cách mô tả cuộc sống. Những điểm
0 như thế đến hôm nay vẫn tồn tại.
Đó còn là câu chuyện của tình người, của cách người ta đối
xử với quá khứ. Một đứa trẻ có người cha đã hy sinh ở “chiến trường biên giới”
năm 1979, tồn tại trong lớp học ấy như một điều hiển nhiên cho đến khi hoàn cảnh
trớ trêu cho người ta biết sự thật. Nguyễn Quang Sáng hẳn đã không vô tình khi
chọn chi tiết “chiến trường biên giới” cho sự thờ ơ ấy, sự lãng quên ấy.
Hai chị em cháu bé trên đường sơ tán khỏi thị xã Cao Bằng khi quân Trung Quốc tấn công vào đây sáng 17.2.1979. Ảnh: Mạnh Thường
|
Còn bao nhiêu số phận nữa gắn với cái chiến trường biên
giới năm 1979 ấy cũng đã bị lãng quên như em học sinh lầm lũi trong lớp học
kia? Câu hỏi ấy vẫn chưa thể được trả lời đích đáng đến hôm nay.
Và hẳn ông cũng không vô tình khi mô tả rằng mắt cô giáo
chỉ biết “mở tròn như hai cái tô” và “đứng như trời trồng” khi nghe đến câu
chuyện của em học sinh.
Giá mà câu chuyện có thể kết lại bằng một tiết học về những
người lính đã hy sinh nơi chiến trường biên giới cách đấy 11 năm hay là một sự
thay đổi nào đó trong bài văn bị điểm 0 của em học trò.
Nhưng không, cô giáo đứng như trời trồng, câu chuyện chỉ
dừng lại ở đó, em học trò vẫn bị điểm 0 vì ba em đã mất nơi chiến trường biên
giới. Một ẩn dụ đắng chát.
Điểm 0 ấy, có thể dành cho bất kỳ ai trong chúng ta, những
người đã lãng quên một phần lịch sử. Điểm 0 ấy, đến hôm nay vẫn đáng phê lên
trán của rất nhiều người đang sống.
Theo Depplus.vn
Theo Depplus.vn
Nguồn:http://sgtt.vn/Khoa-giao/187347/Chien-truong-bien-gioi--diem-0-cua-Nguyen-Quang-Sang.html
Nhà văn NQS đã vĩnh biệt chúng ta đúng vào tháng 2 này. Ông không còn phải chứng kiến sự im lặng mà chính ông đã muốn nói to lên cho mọi người biết!
Trả lờiXóacám ơn LL đã đăng câu chuyện cảm động này!
Có quá nhiều sự im lặng làm cho ta đau sót ST ạ.
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaEm đã đọc chuyện của nhà văn Nguyễn Quang Sáng từ thời còn là học trò, nay nghe tin ông mất thấy trong lòng thật buồn, những nhà văn sâu sắc, đi qua 2 cuộc chiến tranh kỳ cựu như ông ngày một hiếm, mong nơi xa thẳm ông luôn mỉm cười vì những gì mình đã cống hiến cho đất nước, cho bạn đọc mến mộ ông
XóaChúc chị gái ngày mới an lành
[img] http://d4.violet.vn/uploads/blogs/750677/thuha5_500.gif [/img]
Trong em thời tiết thế nào? ngoài này mưa, ẩm, rất đáng sợ với bệnh khớp và tkt của chị.
XóaTruyện của nhà văn NQS thật cảm động và sâu sắc. Mình rất ngạc nhiên là hôm qua, 17-2, thằng cháu nội mình gần 10 tuổi học lớp 4, đi học về kể lại cho mình nghe về câu chuyện điểm 0 của bài tập làm văn này. Chắc không phải vô tình mà có lẽ là ở nhà trường đã có điều gì đó chuyển biến Lan nhỉ.
Trả lờiXóaEm nghĩ rồi cái gì đến ắt phải đến. Mình già rồi, chỉ mong sao mọi chuyện đừng quá tồi tệ cô nhỉ!
XóaĐọc bài này của em thấy bùi ngui xúc động!
Trả lờiXóaThời tiết lạnh, ẩm thế này chị có đau không? Hội bạn em tổ chức đi viếng mộ ĐT VNG mà em ko đi được, tiếc quá chị ạ!
XóaĐọc bài viết này, em thấy rưng rưng vì thương dân tộc mình quá! Vậy là chị và em lại có điểm tương đồng nữa rồi. Trích đoạn truyện ngắn " Chiếc lược ngà " có đưa vào chương trình của môn Văn cấp 2. Khi giảng bài này cho học sinh, em cũng xúc động vô cùng vì tình thương của người cha dành cho cô con gái qua việc nắn nót, tỉ mỉ làm chiếc lược cho con và thấu hiểu tâm trạng, thái độ của nhân vật Thu khi gặp cha mình lần đầu tiên.
Trả lờiXóaCòn truyện điềm O cho bài TLV thì em không được biết. Nhà văn Nguyễn Quang Sáng hẳn phải trăn trở nhiều mới viết ra những câu chuyện khiến chúng ta phải giật mình nhìn lại chị nhỉ?
Em chúc chị Lan và gia đình luôn vui khỏe.
Câu chuyện có thể là hư cấu, nhưng nó như một tiếng chuông , một lời phê phán những thái độ vô cảm, vô trách nhiệm... em ạ.
XóaVào blog của em, xem ảnh mọi người trong gia đình em mà chị mừng vì thấy mẹ khỏe, thất gia đình em thật ấm cúng. Mong ước mọi điều tốt lành cho em!
GD ngày nay mất gốc nhiều quá vì cái chương trình được Bộ cải cách có sự chỉ dẫn! Đau vậy đó!
Trả lờiXóaĐâu chỉ riêng GD hả bác! Nhìn vào đâu cũng thấy những điều ...ngán ngẩm!
XóaEm bị mất tờ giấy ghi mật khẩu YAHOO không mở được hộp thư, mãi hôm qua mới tìm thấy. em sẽ gửi thư tới bác sau ạ.