Người Việt Nam xây dựng TỬ CẤM THÀNH ?
Trên các diễn đàn Internet vừa xuất hiện một bộ phim do đài truyền hình Ðức thực hiện, và được phụ đề Việt ngữ vì nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam . Kiến trúc này đã được người Tàu cầm nhầm hàng mấy trăm năm qua, nay đã bị thế giới tìm ra sự thật.
Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy ( Finland ) giới thiệu, và Xuân Trường cùng Cẩm Vân ( Germany ) bắt tay thực hiện, và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.
Bộ phim “Tử Cấm Thành: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Ðệ, con thứ tư của Vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Ðệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Ðệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tayẤu chúa, vốn là cháu của mình, Chu Ðệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng Thái giám. Trong đám Thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam , được Chu Ðệ giao cho việc vẽ kiểu, và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.
Phim có đoạn mở đầu thật hay:
“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những Hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Ðệ.
“ Chu Ðệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Ðệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị Hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.
“Viên Thái giám Nguyễn An là kiến Trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phác thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.
“Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm ?
“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Ðệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”
Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.
Ðầu tiên là Đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do Kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.
Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam : Suối Nguồn Văn Minh Phương Ðông, của tác giả Du Miên. Ðề tài người Việt Nam vẽ kiểu, và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.
Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal ( Germany ) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này: Nguyễn An, một tù binh Việt Nam .
Bộ phim chia thành 6 phần như sau :
Sưu tầm
Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014
Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014
Viết nhân ngày thày thuốc VN
LẦN ĐẦU NẰM VIỆN
Tôi vốn rất sợ ốm đau phải vào viện, đi khám bệnh đã sợ, nằm viện càng sợ hơn. Lý do không cần nói chắc ai cũng biết, mặc dù gần đây BV Hữu nghị có rất nhiều tiến bộ về tổ chức cũng như tinh thần phục vụ của y bác sĩ.
Nhưng dù sợ thì khi có bệnh vẫn phải vào.
Tôi bị thần kinh tọa từ vài năm nay do di chứng một lần ngã cộng với thoái hóa xương khớp tuổi già nhưng không biết, cứ nghĩ bị đau khớp bình thường, sau có BS lại nghi viêm tắc động mạch hay tĩnh mạch chi gì đó.
Tháng 9 năm ngoái do bị một trận rối loạn tiền đình cấp cộng với tình trạng đau chân quá nặng, tôi được vào điều trị tại khoa Y học cổ truyền, BV Hữu nghị. Những ngày đầu, phần vì đau, mệt, phần vị vẫn ngại với những ấn tượng xấu trước đây nên tôi cũng chỉ im lặng quan sát. Nhưng rồi mặc cảm nhanh chóng biến mất khi điều dưỡng viên Tuyết hằng ngày châm cứu cho bệnh nhân có thái độ rất ân cần, vui vẻ. Tiếp đó là bác sĩ trưởng khoa đồng thời là bác sĩ điều trị Hoàng văn Lý, ngoài thái độ nhã nhặn, ân cần, BS còn rất chú ý lắng nghe và tìm hiểu kỹ về bệnh tật cũng như sức khỏe của bệnh nhân.
Sau 3 tuần điều trị, bệnh chỉ đỡ được 5-6 phần 10, nhưng theo quy định, tôi phải ra viện.
Khoảng hơn một tháng, tôi lại vào viện. Lần này không còn một chút ngại ngần nào hết, tôi gặp lại những người thầy thuốc, những điều dưỡng viên mà cách đây không lâu còn xa lạ và e ngại khi tiếp xúc. Từ BS tập sự Thủy xinh đẹp, hiền dịu, kiên nhẫn lắng nghe bệnh nhân, cô Thảo, nhân viên phát trang phục lúc nào cũng tươi cười niềm nở và kiên nhẫn tìm đổi quần áo cho bệnh nhân mặc vừa vặn mà vẫn khẩn trương, đến các cô Tuyết, Hằng châm cứu, Hương, nhân viên phát thuốc, đo huyết áp, Hồng A y tá trưởng, Hồng B xét nghiệm...Nhưng có một hình ảnh mà tôi không thể quên, đó là một hôm đã muộn, chừng gần 10 giờ tối, tôi ra lấy nước và bắt gặp một hình ảnh rất đẹp của người thầy thuốc ở đây, đó là BS Vương, BS điều trị phòng bệnh nam, đang dìu một bác bệnh nhân già từ hành lang vào phòng với một nụ cười tươi và những lời động viên gì đó mà tôi không nhớ.
Trong điều kiện hiện tại, rất nhiều câu chuyện buồn về ngành y thì những điều cảm nhận được ở khoa Y học cổ truyền BV Hữu nghị làm cho tôi nghĩ rằng có lẽ không nên nhìn ngành y của ta với cái nhìn toàn màu sám.
Bài viết này là một lời cám ơn tôi chân thành gửi đến tập thể các thầy thuốc và nhân viên khoa Y học cổ truyền BV Hữu nghị.
Thứ Hai, 24 tháng 2, 2014
Chiếc bình nứt
Một người gùi nước ở Ấn Độ, có hai cái bình gốm lớn, mỗi cái được cột
vào đầu của một sợi dây và rồi được đeo lên cổ anh ta để mang về nhà.
Một trong hai cái bình thì còn rất tốt và không bị chút rò rỉ nào cả.
Cái còn lại bị nứt một chút nên nước bị vơi trên đường về nhà, chúng chỉ
còn lại có hai phần ba.
Hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện, trong khi cái bình nứt thì cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: “Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua”.
Anh ta hỏi lại cái bình: “Sao lại phải xin lỗi? Mà ngươi xin lỗi về chuyện gì?”.
Cái bình nứt đáp lại: “Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi”.
Với lòng trắc ẩn của mình, người gùi nước rất thông cảm với cái bình nứt, ông ta nói: “Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường”
Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước.
Người gùi nước liền nói: “Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không?”. Thật ra, ta đã biết rất rõ về vết nứt của ngươi, và ta đã lấy điểm yếu đó để biến nó thành lợi điểm. Ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày trong khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng từ những chỗ rò rỉ của ngươi. Giờ đây, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy để trang trí nhà cửa của ta. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa duyên dáng để làm đẹp ngôi nhà của mình.
Trong cuộc sống cũng vậy, ai cũng đều có những vết nứt, vì vậy chẳng ai là hoàn hảo cả, tất cả chúng ta đều có thể là cái bình nứt, nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và tận dụng nó, thì mọi thứ đều có thể trở nên có ích.
Hãy nhớ, trong điểm yếu chúng ta sẽ luôn tìm thấy lợi điểm.
Hai năm trời anh ta vẫn sử dụng hai cái bình gùi nước đó, mặc dù lượng nước mà anh ta mang về nhà không còn nguyên vẹn. Và lẽ dĩ nhiên, cái bình tốt tỏ vẻ hãnh diện, trong khi cái bình nứt thì cảm thấy vô cùng xấu hổ.
Một ngày nọ, bên dòng suối, cái bình nứt đã thưa chuyện với người gùi nước: “Tôi rất xấu hổ về bản thân và muốn nói lời xin lỗi ông về thời gian đã qua”.
Anh ta hỏi lại cái bình: “Sao lại phải xin lỗi? Mà ngươi xin lỗi về chuyện gì?”.
Cái bình nứt đáp lại: “Suốt hai năm qua, do vết nứt của tôi mà nước đã bị rò rỉ trên đường về nhà, ông đã phải làm việc chăm chỉ nhưng kết quả mang lại cho ông đã không hoàn toàn như ông mong đợi”.
Với lòng trắc ẩn của mình, người gùi nước rất thông cảm với cái bình nứt, ông ta nói: “Khi chúng ta trên đường về nhà, ta muốn ngươi chú ý đến những bông hoa tươi đẹp mọc bên vệ đường”
Quả thật, cái bình nứt đã nhìn thấy những bông hoa tươi đẹp dưới ánh nắng mặt trời ấm áp trên đường về nhà và điều này khuyến khích được nó đôi chút. Nhưng khi đến cuối đường mòn, nó vẫn cảm thấy rất tệ bởi nước đã chảy ra rất nhiều, một lần nữa nó lại xin lỗi người gùi nước.
Người gùi nước liền nói: “Ngươi có thấy rằng những bông hoa kia chỉ nở một bên vệ đường, chỉ phía bên ngươi không?”. Thật ra, ta đã biết rất rõ về vết nứt của ngươi, và ta đã lấy điểm yếu đó để biến nó thành lợi điểm. Ta đã gieo một số hạt hoa ở vệ đường phía bên ngươi, và mỗi ngày trong khi ta gùi nước về nhà, ta đã tưới chúng từ những chỗ rò rỉ của ngươi. Giờ đây, ta có thể hái những bông hoa tươi tắn ấy để trang trí nhà cửa của ta. Không có vết nứt của ngươi, ta đã không có những bông hoa duyên dáng để làm đẹp ngôi nhà của mình.
Trong cuộc sống cũng vậy, ai cũng đều có những vết nứt, vì vậy chẳng ai là hoàn hảo cả, tất cả chúng ta đều có thể là cái bình nứt, nhưng nếu chúng ta biết chấp nhận và tận dụng nó, thì mọi thứ đều có thể trở nên có ích.
Hãy nhớ, trong điểm yếu chúng ta sẽ luôn tìm thấy lợi điểm.
Nguồn: http://sivayoga.com.vn/
Thứ Hai, 17 tháng 2, 2014
Một chút tưởng niệm Nguyễn quang Sáng
Năm 1955, lúc đó tôi hơn mười tuổi, có một người bộ đội miền nam tập kết hỏi thăm đến nhà tôi ở phố Cửa trường, tp Nam định.
Người hàng xóm dẫn vào một người đen nhẻm, đeo ba lô, đội một chiếc mũ cát và gọi như reo lên vui mừng "Lan ơi, bố về này".
Tôi đứng nhìn ông ngơ ngác một lát rồi bỏ ra chợ, nơi mẹ tôi đang bán gạo:"Mẹ ơi, có ai đến nhà mình ấy!" vừa lúc đó 3, 4 người chạy ra: người thì gọi: "cô út ơi, chú ấy về" người thì :" mợ Lan ơi, ba cái Lan về đấy" ...
Tối hôm đó, ba ôm tôi vào lòng nói: "ba kiếm hai mẹ con hoài mà hổng có ai biết..." tôi bỗng đẩy ba ra và ngồi riêng một góc giường, sau đó lấy gương soi rồi lại nhìn ba xem có giống mình không rồi tự hỏi: sao ba lại nói là "kiếm" mình? mà ba nói giọng thế nào í!
Từ khi tôi lớn lớn đủ nhận biết cuộc sống, mẹ tôi thường dặn tôi: ai hỏi bố đâu thì nói chết rồi, vậy người này là ai?...
Thế rồi, mấy năm sau, tôi đọc được truyện ngắn "chiếc lược ngà" của NQS, tôi thấy con bé trong truyện sao giống mình thế, nó cũng chui vào góc nhà soi gương rồi nhìn ba nó xem có giống nhau không... Lớn lên tôi vẫn thích đọc tác phẩm của NQS.
Thời gian qua đi, giờ ông đã thành người thiên cổ. Hôm nay 17 - 2, đọc lại một truyện ngắn của ông trên SGTT, mình thấy hay và rất ý nghĩa, pot lên đây để tưởng niệm cả về ông và những người đã ngã xuống giữ biên cương Tổ quốc:
Ngày 17.02.2014, 13:03 (GMT+7)
Chiến trường biên giới & điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng
SGTT.VN - Có một đứa trẻ đã bị điểm 0 vì nộp giấy trắng
trong bài văn tả bố. Vì bố em đã hy sinh “trên chiến trường biên giới”. Đó là nội
dung một truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng, hay là một câu hỏi mà nhà văn vừa
ra đi để lại cho những người đương thời.
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã qua đời ngày 13/2, hưởng thọ
82 tuổi. Thông tin ấy khiến nhiều người thương tiếc. Nhưng trong sự tiếc nuối một
tài năng của văn chương cách mạng Việt Nam, nhìn kỹ lại, thấy cả trách nhiệm trả
lời những câu hỏi mà con người (tưởng như) thuộc thế hệ cũ ấy đã đặt ra.
Nguyễn Quang Sáng có một truyện ngắn mang tên “Bài học tuổi
thơ”, viết năm 1990, kể câu chuyện của một bài tập làm văn với đề bài là “Trò
hãy tả buổi làm việc ban đêm của bố”.
Nhà văn Nguyễn Quang sáng
|
Khúc mắc trong truyện rất đỗi thông thường (tức là bất
thường một cách quen thuộc). Có một trò được điểm 6 dù ba nó không hề đi làm
đêm, ban đêm chỉ đi nhậu, nhưng nó tả cảnh ba nó làm ban ngày rồi chuyển thành
ban đêm. Một trò khác, được 0 điểm, vì nộp giấy trắng.
Cô giáo quát mắng, trò được 0 điểm mới thú nhận rằng mình
không có ba từ lúc lọt lòng. Ba em đã hy sinh trên chiến trường biên giới.
Nó cứ làm thinh. Tức quá, cô mới quất cây thước xuống bàn
cái chát: "Sao trò không làm bài?" Tới lúc đó nó mới nói: "Thưa
cô, con không có ba". Nghe nó nói, hai con mắt của cô con mở tròn như hai
cái tô. Cô đứng sững như trời trồng vậy ba!
Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...
Tôi bỗng nhập vai là cô giáo. Tôi thấy mình ngã qụy xuống trước đứa học trò không có ba.
Sau đó cô và cả lớp mới được biết, em mồ côi cha khi vừa mới lọt lòng mẹ. Ba em hy sinh trên chiến trường biên giới. Từ ấy, má em ở vậy, tần tảo nuôi con...
Nhà văn đã rất cẩn thận khi viết rõ rằng các em học sinh ở
đây 11 tuổi, học lớp 6. Nghĩa là lấy mốc năm 1990 trừ đi, thì người cha của em
học trò bị điểm 0 đã hy sinh năm 1979. Đó là năm mà tại cái “chiến trường biên
giới” ấy, rất nhiều gia đình đã mất đi một người cha, người chồng, người con.
Những ngôi mộ không tên xếp hàng ở nghĩa trang liệt sĩ tại biên giới phía Bắc. Ảnh: TL
|
Đó là một câu chuyện của giáo dục. Những điểm 0 và điểm 6
như thế chắc chắn đã không “tuyệt tích” từ thời mà Nguyễn Quang Sáng viết “Bài
học tuổi thơ”. Đến tận hôm nay đề tập làm văn trong trường phổ thông vẫn mang
mô thức “Hãy tả một ai đó đang làm gì đó” mà không nhất thiết phải quan tâm đến
việc ai đó có thực sự tồn tại hay là họ đã tồn tại như thế nào.
Điểm 0 của Nguyễn Quang Sáng, thật ra dành cho người thày
– người đã dạy một công thức lắp ghép hơn là dạy cách mô tả cuộc sống. Những điểm
0 như thế đến hôm nay vẫn tồn tại.
Đó còn là câu chuyện của tình người, của cách người ta đối
xử với quá khứ. Một đứa trẻ có người cha đã hy sinh ở “chiến trường biên giới”
năm 1979, tồn tại trong lớp học ấy như một điều hiển nhiên cho đến khi hoàn cảnh
trớ trêu cho người ta biết sự thật. Nguyễn Quang Sáng hẳn đã không vô tình khi
chọn chi tiết “chiến trường biên giới” cho sự thờ ơ ấy, sự lãng quên ấy.
Hai chị em cháu bé trên đường sơ tán khỏi thị xã Cao Bằng khi quân Trung Quốc tấn công vào đây sáng 17.2.1979. Ảnh: Mạnh Thường
|
Còn bao nhiêu số phận nữa gắn với cái chiến trường biên
giới năm 1979 ấy cũng đã bị lãng quên như em học sinh lầm lũi trong lớp học
kia? Câu hỏi ấy vẫn chưa thể được trả lời đích đáng đến hôm nay.
Và hẳn ông cũng không vô tình khi mô tả rằng mắt cô giáo
chỉ biết “mở tròn như hai cái tô” và “đứng như trời trồng” khi nghe đến câu
chuyện của em học sinh.
Giá mà câu chuyện có thể kết lại bằng một tiết học về những
người lính đã hy sinh nơi chiến trường biên giới cách đấy 11 năm hay là một sự
thay đổi nào đó trong bài văn bị điểm 0 của em học trò.
Nhưng không, cô giáo đứng như trời trồng, câu chuyện chỉ
dừng lại ở đó, em học trò vẫn bị điểm 0 vì ba em đã mất nơi chiến trường biên
giới. Một ẩn dụ đắng chát.
Điểm 0 ấy, có thể dành cho bất kỳ ai trong chúng ta, những
người đã lãng quên một phần lịch sử. Điểm 0 ấy, đến hôm nay vẫn đáng phê lên
trán của rất nhiều người đang sống.
Theo Depplus.vn
Theo Depplus.vn
Nguồn:http://sgtt.vn/Khoa-giao/187347/Chien-truong-bien-gioi--diem-0-cua-Nguyen-Quang-Sang.html
Thứ Năm, 13 tháng 2, 2014
VALENTINE
Còn minh, Valentine năm nay "người ta" quên không mua hoa cũng chả làm chocola, vậy là mình tự đi mua hoa hồng cho mình vậy. Thôi thì cũng "đại xá" cho họ vì vừa "thoát hiểm" tai biến nên quên nhiều thứ chứ chả riêng gì quà valentine
Còn chocola thì may quá, tết cu út về cùng bà làm khá nhiều, thế là mình cất đi 1 hộp và ngày mai có chocola cho "người ta" cà phê sáng để nhắc khéo chút vậy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)