Trang

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

Bãi biển trong nhà ở Nhật Bản

Cuối tuần, sang Nhật thư giãn nhé!
Bãi biển nhân tạo khổng lồ là một trong những niềm tự hào của người Nhật và thu hút một lượng lớn người tới thư giãn.
  
Bãi biển nhân tạo đang là một trong những công trình được nhiều nước trên thế giới xây dựng. Một số nơi đang có bãi biển nhân tạo là Monaco, Hong Kong, Paris, Berlin, Rotterdam, Toronto…
  
Bãi biển lớn nhất, được thiết kế độc đáo và thu hút nhất thế giới là Seagaia Ocean Dome ở Miyazaki, Nhật Bản.
  
Nơi đây được mở cửa vào năm 1993 và năm 1995 đã đón lượt khách cao đến đỉnh điểm: 1,25 triệu lượt khách.
  
Ocean Dome thuộc sự quản lý của Sheraton Seagaia Resort. Bãi biển có chiều dài 300 m và rộng 100 m. Phía bên trong bãi biển còn có một ngọn núi lửa nhân tạo.
  
Nhiệt độ tại bãi biển luôn được giữ ở 30 độ C và nhiệt độ của nước là 28 độ. Ngoài ra nước của bãi biển nhân tạo này đều được xử lý clo sạch sẽ. Bên trong mái vòm, bãi biển chia làm các khu khác nhau như khu trẻ em, khu lướt sóng…
  
Bãi biển nhân tạo này nằm hoàn toàn trong nhà, có mái vòm che phủ. Mái vòm này vào những ngày nắng ráo đẹp trời sẽ được mở ra để mọi người có thể hưởng không khí tự nhiên, trong lành. Vào những ngày mưa, rét, mái vòm sẽ được đóng lại để đảm bảo nhiệt độ phù hợp cho những người đi tắm.
  
Dù chỉ cách “biển thật” 300 m, nhưng bãi biển trong nhà vẫn luôn thu hút được một lượng lớn khách tới tắm.
  
Ocean Dome sở hữu 3 máng trượt nước với tốc độ cực nhanh dành riêng cho những người đam mê cảm giác mạnh.
  
Tại bãi biển nhân tạo, người Nhật cũng tạo ra được các con sóng giả từ 1 đến 5 m, phù hợp cho những người đam mê bộ môn lướt sóng.
  
Bãi biển nhân tạo nhìn từ trên cao mang dáng vẻ hiện đại. Đến tắm tại đây, du khách sẽ không lo bị chết đuối do gặp phải nước xoáy, cá mập, sứa biển hay cháy nắng, đen da. Nguồn nước tắm và các bãi cát luôn được xử lý vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, du khách cũng được cung cấp các dịch vụ ăn uống ngay tại bãi biển.
Anh Minh
ẢnhAmusing
Sưu tầm

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Thu của ngày xưa




 



Thu của ngày xưa
long lanh s
ương sớm
ríu rít chim chuyền

Thu của ngày xưa
mênh mang nắng trưa
nồng nàn mật ngọt

Thu của ngày xưa
miên man trong mưa  
Trái tim nhảy nhót


Thu của ngày xưa     
bay bay tóc gió        
chờ ai, đợi ai


Thu cuả ngày xưa
thu của ngày xưa
Ngày xưa…

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

32 loại hoa quả đẹp nhưng cực độc



Cẩm tú cầu, trúc đào, thơm ổi, đinh lăng, tulip, vạn niên thanh... thường được trồng làm cảnh trong nhà. Chúng đều chứa chất độc có thể làm chết người.
Tiến sĩ sinh học Bùi Văn Lệ, trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP HCM cho biết, trong số những loại cây cảnh được trồng phổ biến hiện nay có nhiều loài chứa chất độc gây hại cho con người khi hít phải hoặc tiếp xúc qua da. 32 loài phổ biến hiện nay gồm:
1. Ngô đồng: Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
ngo-dong.jpg
Cây ngô đồng được trồng làm cảnh phổ biến ở nước ta.
2. Huệ lili: Củ có chất độc lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, ói mửa nếu ăn vào. Nuốt phải nhựa cây có thể gây nôn mửa, tiếp xúc trực tiếp gây bỏng rát, ngứa da.
c10
Huệ lili.
3. Thơm ổi: Quả có chất độc lantanin alkaloid hoặc lantadene A gây bỏng rát đường ruột, giãn cơ, rối loạn tuần hoàn máu, thậm chí tử vong.
thom-oi_1411118555.jpg
Hoa thơm ổi được trồng làm cảnh phổ biến ở TP HCM.
4. Đỗ quyên: Tất cả các bộ phận đều có chất độc andromedotoxin và arbutin glucoside. Từ 100 đến 225 g lá đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho trẻ em 25 kg.
Hoa đỗ quyên.
Đỗ quyên được bày bán phổ biến ở các cửa hàng hoa tại TP HCM.
5. Chuỗi ngọc: Toàn thân có chất gucosides gây mệt mỏi, khó thở, tiêu chảy nếu ăn phải.
chuoi-ngoc_1411119208.jpg
Cây chuỗi ngọc.
6. Hồng môn: Có độc tố calcium oxalate và csparagine. Ăn phải bất kỳ bộ phận nào của loài hoa này có thể gây bỏng rát vùng họng, dạ dày và ruột.
hoa-hong-mon-03_1411374565.jpg
Hồng môn.
7. Cẩm tú cầu: Lá và củ có chất hydragin-cyanogenic glycoside gây tiêu chảy, ói mửa, thở gấp.
cam-tu-cau_1411375040.jpg
Cẩm tú cầu.
8. Xương rồng bát tiên: Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
5678638451_45e16ea2b1_z.jpg
Xương rồng bát tiên.

9. Thủy tiên: Củ có chất alkaloid gây chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, run rẩy toàn thân, hôn mê, thậm chí tử vong khi ăn phải.
6695758.jpg
Thủy tiên.
10. Trầu (trầu bà, trầu ông...): Lá và thân có chất độc calcium oxalate gây tiêu chảy, buồn nôn, bỏng rát niêm mạc miệng khi ăn phải.
traubathai_1411375780.jpg
Trầu bà.
11. Tulip: Củ có chất tulipene, ăn vào sẽ gây chóng mặt, buồn nôn.
9-1354305717_500x0.jpg
12. Lục bình: Tất cả các bộ phận đều chứa độc, có thể gây chứng ăn không tiêu, ói mửa trên chó, mèo và một số vật nuôi khác khi ăn phải.
cay20.jpg
Lục bình.
13. Cây thế kỷ (hay thùa): Theo khuyến cáo trên trang Homeguides, nhựa của cây này khá độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng hoặc các vấn đề về tiêu hóa.
cay-thua-4071-1385706750.jpg
Cây thùa. Ảnh: vi.wikipedia.
Trong thành phần cây thế kỷ có tinh thể calcium oxalate sản sinh ra hợp chất saponin. Saponin cũng tìm thấy trong nhiều họ thực vật, với một số biển thể rất độc, có thể gây kích ứng da nghiêm trọng nếu ăn phải. Ngoài ra, người hoặc động vật vô tình hấp thụ saponin sẽ rất khó tiêu hóa.
14. Hoa loa kèn Arum/ Ý lan: Lá và củ đều có chất độc đường ruột calcium oxalate, gây ói mửa, bỏng rát bề mặt niêm mạc nếu ăn phải.
cay8.jpg
15Môn kiểng: Toàn thân có chất độc calcium oxalate và asparagine, dẫn đến nguy cơ bị bỏng, ngứa rát vùng miệng, niêm mạc ruột khi ăn phải.
mon1_1411376724.jpg
Môn.
16. Môn lá lớn: Tất c bộ phận trên cây đều chứa chất calcium oxalate asparagine gây ngứa và bỏng rát cổ họng, tiêu chảy nếu ăn phải.


cay12.jpg
Môn lá lớn.
17. Anh Thảo: Củ có chất độc alkaloid gây khó tiêu, tiêu chảy, ói mửa nếu ăn phải.


cay10.jpg

18. Dạ lan: Củ có độc tố alkaloid gây vọp bẻ, đầy bụng, buồn nôn, tiêu chảy nếu ăn phải.
19Xương rồng kiểng: Nhựa gây bỏng da và mắt nếu tiếp xúc, ăn vào có thể gây tê cứng lưỡi và miệng, nôn mửa.
cay16.jpg
Xương rồng.
20. Trúc đào: Toàn thân có chất cực độc oleandrin, neriin gây ngộ độc khi chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê, thậm chí tử vong.
truc-dao3-1351675607_500x0.jpg
21. Mã tiền: Hạt cây chứa các alcaloid: strychnin, brucin, vomicin, b-colubrin, pseudostrychnin, N methyl-sec-pseudobrucin, strucin, glucosid loganin. Ngoài ra còn có độc tố strychnine, gây nôn nếu ăn phải. Trong điều kiện bình thường, ăn hạt cây này có thể tử vong.
image005.jpg
Mã tiền.
22. Bã đậu: Nhựa cây màu trắng đục, có độc, được dùng làm thuốc diệt trùng. 
ba-dai.jpg
Bã đậu.
23. Hồi núi: Còn gọi là đại hồi núi. Bộ phận độc nhất của cây là quả và lá. Uống phải tinh dầu của cây này có thể gây bồn chồn bứt rứt, vật vã, khó chịu, chân tay lạnh, cổ họng nóng rát, bụng và dạ dày đau dữ dội, kèm theo nôn mửa, chảy dãi liên tục.
hoi-nui-1351675576_500x0.jpg
Hồi núi.
24. Ngoắt nghẻo: Củ và cây có chất kịch độc colchicine cùng một số alkaloid khác. Nếu ăn vào sẽ gây tê lưỡi, mất cảm giác, hôn mê, thậm chí tử vong.
1383726333.581.jpg
Ngoắt nghẻo.
25. Một số loại cà kiểng (chẳng hạn như cà độc dược): Loài thực vật này được còn được dùng làm thuốc, nếu dùng với liều khống chế, có thể chữa ho hen, say sóng, trị mụn nhọt. Tuy nhiên, ở điều kiện bình thường, người tiếp xúc qua da với bất kỳ vị trí nào trên cây đều có thể b nổi mẩn đỏ, ngứa, chóng mặt, nhức đầu, thấy ảo giác, hôn mê và có thể gây mù mắt hoặc tử vong.
benh-thoat-vi.jpg
Cà độc dược.
26. Lưu ly: Cũng giống như cà độc dược, hoa lưu ly chứa chất độc có thể gây ngứa, nổi mẩn, chóng mặt, nhức đầu, o giác, hôn mê.
luu-ly_1411442509.jpg
Hoa lưu ly.
27. Thiên điểu: Hoa và hạt có các chất gây ngộ độc đường ruột, tiếp xúc hoặc ăn vào sẽ khiến buồn nôn, tiêu chảy, chóng mặt.
thien-dieu_1411442690.jpg
Hoa thiên điểu.
28. Thông thiên (hay huỳnh liên): Hoa, lá, quả và hạt có độc tố thevetin, neriin, glucozid, ăn vào có thể bị ngộ độc dẫn đến tử vong.
1.jpg
Cây thông thiên.
29. Vạn niên thanh: Độc tính của cây chủ yếu là do tinh thể calcium oxalate, ngoài ra còn do các enzyme phân giải protein trong các tế bào tạo tinh thể. Nếu vô tình nhai phải lá cây, những tinh thể calcium oxalate có thể gây ra cảm giác ngứa, đau rát, phù trong miệng và đường tiêu hóa, sùi bọt mép, nôn mửa. Tiếp xúc với lá cũng có thể gây ra các triệu chứng này nhưng rất hiếm, chủ yếu là viêm da nhẹ. Đa số trường hợp bị ngộ độc là trẻ nhỏ hoặc thú nuôi.
20143316242958.jpg
Vạn niên thanh.
30Vạn tuế: Vỏ, ngọn và hạt cây đều chứa chất độc có thể gây ung thư hoặc rối loạn thần kinh mãn tính. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc, thậm chí tử vong. Nên đặt cây tránh xa tầm với của trẻ em, bởi cơ thể non nớt của bé dễ bị tổn thương nếu vô tình chạm vào cây.
van-tue_1411443618.jpg
Cây vạn tuế.
31. Lan chuông: Hoa và quả đều chứa chất độc có thể gây tử vong.
hoa-lan-chuong-4_1411444201.jpg
Hoa lan chuông.
32. Anh đào đen (hay nightshade): Ăn phải trái của cây này có thể bị mất giọng, hô hấp khó, co giật, đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ.


Anh đào đen.

Nguồn: http://vnexpress.net/

      

Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Niệm danh hiệu Đức Phật Dược Sư chữa bệnh:


Buổi sáng sớm khoảng từ 5 giờ đến 7 giờ, người niệm ngồi trước bàn thờ Phật, dâng hương đèn và nước (có thêm hoa quả nếu có điều kiện) xưng thưa họ tên và ý nguyện (chỉ được ý nguyện thiện cho mọi người và cho mình) sau đó hành niệm:

I. Phần một niệm danh hiệu Phật và Bồ tát:

1. NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT (21, LẦN)
2. NAM MÔ NHẬT QUANG BIẾN CHIẾU BỒ TÁT (21 lần)
3. NAM MÔ NGUYỆT QUANG BIẾN CHIẾU BỒ TÁT (21 lần)
4. NAM MÔ VĂN THÙ SƯ LỢI BỒ TÁT (21 lần)
5. NAM MÔ QUAN THẾ ÂM BỒ TÁT (21 lần)
6. NAM MÔ ĐẮC ĐẠI THẾ BỒ TÁT (21 lần)
7. NAM MÔ VÔ TẬN Ý BỒ TÁT (21 lần)
8. NAM MÔ BẢO ĐÀN HOA BỒ TÁT (21 lần)
9. NAM MÔ DƯỢC VƯƠNG BỒ TÁT (21 lần)
10. NAM MÔ DƯỢC THƯỢNG BỒ TÁT (21 lần)
11. NAM MÔ DI LẠC BỒ TÁT (21 lần)
12. NAM MÔ CỨU THOÁT BỒ TÁT (21 lần).

II. Phần hai chuyên niệm danh hiệu Phật Dược Sư:

NAM MÔ DƯỢC SƯ LƯU LY QUANG VƯƠNG PHẬT (108 lần hoặc nhiều hơn)

III. Phần ba niệm Dược Sư Tâm Chân ngôn:

AUM HU-RU HU-RU CANDHÀRI MA TAINGHI SVAHA (21 lần).

(Âm đọc: um hu-ru hu-ru Chanh-đa-ri Ma-tăng-ghi xoa-ha)

IV. Phần tri ân của người niệm đối với: ông bà, cha mẹ tứ thân phụ mẫu sinh thành; tri ân thổ thần đất đai; tri ân Phật, Trời...và tri ân những gì mà người niệm cần tri ân (người niệm tự diễn gải thầm tri ân..)


Lời dặn: Pháp này tuy đơn giản nhưng cực kỳ hiệu nghiệm. nếu người niệm Chí Thành niệm vào buổi sáng là chính theo túc số tối thiểu trên, thì sẽ có kết quả ví dụ: đang khó khăn về việc làm sau 7 ngày sẽ cảm ứng; nếu bị bệnh nhẹ và vừa thì cũng sau 7 ngày có cảm ứng; nếu bệnh nặng tự nhiên gặp thầy gặp thuốc bệnh thuyên giảm nhiều (có người niệm chỉ 3 ngày hiệu quả ngay).

Một ngày Người niệm được hai thời Sáng và Tối, kết quả càng mau. Nếu dùng pháp này làm khóa tu thường xuyên không gián đoạn thì rất tốt, cuộc sống sẽ thư thả về vật chất và tinh thần cho mình và gia đình.

Trước khi chuyên niệm, nên niệm danh hiệu các vị phật và Bồ tát trên, mỗi vị lạy một lạy để sám nghiệp, sau đó mới hành niệm như trên.

Người thực hành pháp này nên thỉnh một cuốn Kinh Dược Sư và đọc trước ít nhất là một lần để hiểu lời Phật dạy, lấy đó làm căn bản để hành niệm mãi về sau.

Kính chúc và cầu mong mọi người hành pháp niệm này thân tâm được an lạc, cuộc sống đầy đủ để giúp mình và giúp mọi người theo khả năng.

Bài viết của Phapvan 
    Thần Chú Giải Thoát Thông Qua Sự Thấy

    Posted Image

    "Chỉ cần nhìn thấy câu chú này một lần có thể thanh tịnh nghiệp chướng của ba trăm triệu kiếp trong quá khứ"

    Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

    Những cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu ( kỳ 1 , 2 )


    Hàng ngàn xác cá nổi trên sông, băng tan ở Bắc và Nam cực, hạn hán hay lũ lụt là những dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự biến đổi khí hậu trên trái đất.

    Hàng ngàn xác cá nổi trên sông, băng tan ở Bắc và Nam cực, hạn hán hay lũ lụt là những dấu hiệu cho thấy mức độ nghiêm trọng của sự biến đổi khí hậu trên trái đất.
    Một phần hồ nhân tạo lớn nhất nước Mỹ,  Lake Mead, thuộc bang Nevada, dẫn nước tưới cho 7 tiểu bang của miền tây. 14 năm hạn hán do biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước tưới cho các thành phố, ngành nông nghiệp và dầu khí, đã khiến hồ dần khô cạn.
    Một phần hồ nhân tạo lớn nhất nước Mỹ, Lake Mead, thuộc bang Nevada, dẫn nước tưới cho 7 tiểu bang của miền tây. 14 năm hạn hán do biến đổi khí hậu và nhu cầu sử dụng nước tưới cho các thành phố, ngành nông nghiệp và dầu khí, đã khiến hồ dần khô cạn. 
    Hạn hán kéo dài làm sụt giảm đáng kể mực nước tại hồ Powell, trải dài biên giới giữa bang Utah và Arizona, Mỹ. Những hình ảnh do NASA cũng cấp cho thấy phần phía bắc của hồ đã trở thành hố sâu, hẹp, uốn khúc. Mực nước của hồ đã giảm mạnh chỉ sau 5 năm.
    Hạn hán kéo dài làm sụt giảm đáng kể mực nước tại hồ Powell, trải dài biên giới giữa bang Utah và Arizona, Mỹ. Những hình ảnh do NASA cũng cấp cho thấy phần phía bắc của hồ đã trở thành hố sâu, hẹp, uốn khúc. Mực nước của hồ đã giảm mạnh chỉ sau 5 năm.
    Bang California là nguồn cung cấp chủ yếu cà rốt, bơ, dâu tây, hạnh nhân, nho và các loại gia súc cho toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, hạn hán, độ ẩm mặt đất và dưới lòng đất gần như cạn kiệt, cùng các đồng cỏ được đánh giá là “nghèo nàn”, đã đẩy giá lương thực tăng.
    Bang California là nguồn cung cấp chủ yếu cà rốt, bơ, dâu tây, hạnh nhân, nho và các loại gia súc cho toàn nước Mỹ. Tuy nhiên, hạn hán, độ ẩm mặt đất và dưới lòng đất gần như cạn kiệt, cùng các đồng cỏ được đánh giá là “nghèo nàn”, đã đẩy giá lương thực tăng.
    nhiệt độ trái đất được ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi nhiệt hành tinh của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu nóng lên từ 150 năm trước. Nguyên nhân của sự tăng nhiệt một phần do sự phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động của con người.
    Nhiệt độ trái đất được ghi nhận ở mức cao nhất kể từ khi nhiệt hành tinh của chúng ta bắt đầu có dấu hiệu nóng lên từ 150 năm trước. Nguyên nhân của sự tăng nhiệt một phần do sự phát thải khí nhà kính thông qua các hoạt động của con người.
    Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm tan chảy các dòng sông băng. Sự tan băng ở Bắc cực và Nam cực đang ở mức báo động.
    Hiện tượng nóng lên toàn cầu làm tan chảy các dòng sông băng. Tình trạng băng tan ở Bắc cực và Nam cực đang ở mức báo động.
    Những cảnh báo đáng sợ về biến đổi khí hậu (kỳ 1)
    Bắc cực chứa một tấn khí methane, loại khí nhà kính mạnh và không tốt cho sức khỏe con người. Nếu các sông băng và chỏm băng vùng cực không tồn tại, con người sẽ giống một chiếc sandwich đang ở trong một máy ướp lạnh mà không có đá vào ngày hè nóng nực.
    Các dòng sông băng tan chảy dẫn tới mực nước biển tăng cao. Trong những năm gần đây, mỗi khi mùa mưa tới, quần đảo San Blas, Panama thường xuyên phải đối mặt với các trận lụt lớn và nghiêm trọng. Đó là kết quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
    Các dòng sông băng tan chảy dẫn tới mực nước biển tăng cao. Trong những năm gần đây, mỗi khi mùa mưa tới, quần đảo San Blas của Panama thường xuyên phải đối mặt với các trận lụt lớn và nghiêm trọng. Đó là kết quả của hiện tượng ấm lên toàn cầu.
    Biển sẽ lấn sâu vào đất liền khoảng 66 m. Nhiều quốc đảo sẽ bị “nuốt chửng” và một đường bở biển mới dần hình thành ở Bắc Mỹ.
    Biển sẽ lấn sâu vào đất liền khoảng 66 m trong vài năm tới. Nhiều quốc đảo sẽ bị “nuốt chửng” và một đường bở biển mới dần hình thành ở Bắc Mỹ.
    Hiện tượng axit hóa đại dương là kết quả trưc tiếp của việc hàm lượng CO2 tăng cao trong bầu khí quyển. CO2 hòa tan trong nước sẽ tạo thành axit cacbonic. Loại axit này làm giảm khả năng hình thành và duy trì vỏ cùng cấu trúc xương của nhiều sinh vật biển, ví dụ như san hô.
    Hiện tượng axit hóa đại dương là kết quả trực tiếp của việc hàm lượng CO2 tăng cao trong bầu khí quyển. CO2 hòa tan trong nước sẽ tạo thành axit cacbonic. Loại axit này làm giảm khả năng hình thành và duy trì vỏ cùng cấu trúc xương của nhiều sinh vật biển, ví dụ như san hô.
    Hàng ngàn xác cá nổi trên bờ biển ngoài khơi Marina Del Rey, miền nam California hôm 19/4/2014.
    Hàng ngàn xác cá nổi trên bờ biển ngoài khơi Marina Del Rey, miền nam California hôm 19/4.
    Xác cá nổi lềnh bềnh trên một bến đậu ở Pultneyville, thành phố New York hôm 17/5/2014.
    Xác cá nổi lềnh bềnh trên một bến thuyền ở Pultneyville, thành phố New York, hôm 17/5.

    Phốt pho từ các trang trại, nước thải và ngành công nghiệp phân bón tổng hợp làm nở rộ tảo lục độc trong hồ Erie ở Bắc Mỹ, khiến 5.000 người không có nước uống.
    Hàng nghìn con cá chết nổi phủ đầy mặt hồ Maninjau ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia.vào tháng 3/20014.
    Hàng nghìn con cá chết nổi phủ đầy mặt hồ Maninjau ở tỉnh Tây Sumatra của Indonesia vào tháng 3/2014.
    Hiện tượng tảo biển độc nở rộ trong hồ Erie ở Bắc Mỹ, khiến 5.000 người không có nước uống. Không phải tất cả các loại tảo đều có tính hủy diệt, nhưng loài tảo nở rộ trên hồ chủ yếu là microcystis aeruginosa, rất độc đối với những loài động vật. Microcystis aeruginosa xuất ra độc tố có màu nâu sậm gọi là microcystin, có khả năng giết chết một con chó đang bơi trong vùng nước nhiễm độc tố này và cũng như gây kích ứng da, khó khăn về hô hấp và tiêu hóa ở người.
    Hiện tượng tảo biển độc nở rộ trong hồ Erie ở Bắc Mỹ. Không phải tất cả các loại tảo đều có tính hủy diệt, nhưng loài tảo nở rộ trên hồ chủ yếu là microcystis aeruginosa, rất độc đối với loài động vật. Microcystis aeruginosa xuất ra độc tố có màu nâu sậm gọi là microcystin, có khả năng giết chết một con chó đang bơi trong vùng nước nhiễm độc tố này, đồng thời gây kích ứng da, giảm khả năng hô hấp và tiêu hóa ở người.
    Theo các nhà khoa học, phốt pho từ các trang trại, nước thải và ngành công nghiệp phân bón tổng hợp làm nở rộ tảo lục. Cúng phát triển sau 5 năm.
    Theo các nhà khoa học, phốt pho từ các trang trại, nước thải và ngành công nghiệp phân bón tổng hợp làm nở rộ tảo lục. Chúng phát triển sau 5 năm. Hiện tượng này khiến 5.000 người không có nước uống. 
    Tháng 12/2013, người dân thánh địa Jerusalem, Isareal phải vất vả đối mặt với một cơn bão tuyết hiếm có trong lịch sử kể từ năm 1953.
    Tháng 12/2013, người dân thánh địa Jerusalem, Isareal đối mặt với một cơn bão tuyết hiếm có trong lịch sử kể từ năm 1953.
    Người dân di chuyển trên một con đường ngập đổ nát sau khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào thành phố Tacloban, miền trung Philippines, hồi tháng 11/2013. Hơn 10.000 thiệt mạng sau cơn bão được cho là mạnh nhất trong lịch sử theo nhận định của các chuyên gia.
    Người dân di chuyển trên một con đường ngập đổ nát sau khi siêu bão Haiyan đổ bộ vào thành phố Tacloban, miền trung Philippines hồi tháng 11/2013. Hơn 10.000 thiệt mạng sau cơn bão được cho là mạnh nhất trong lịch sử theo nhận định của các chuyên gia.
    Lính cứu hỏa vật lộn với vụ cháy rừng tại thung lũng Hidden, bang California ngày 3/5/2013.
    Lính cứu hỏa vật lộn với vụ cháy rừng tại thung lũng Hidden, bang California, Mỹ ngày 3/5/2013.
    Một cơn bão bụi tràn qua thành phố Phoenic, bang Arizona, hôm 3/7/2014. Những cơn bão bụi lớn hay còn gọi là haboobs (theo tiếng Ả Rập)  xuất hiện trong mùa mưa ở Arizona từ tháng 6 đến tháng 9 hằng năm.
    Một cơn bão bụi tràn qua thành phố Phoenic, bang Arizona, Mỹ hôm 3/7/2014. Những cơn bão bụi lớn hay còn gọi là haboobs (theo tiếng Ả Rập) xuất hiện trong mùa mưa ở Arizona từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm.
    Một thác nước chảy mạnh đã phá ủy hoàn toàn cây cầu dọc theo đường cao tốc 34 hướng về phía công viên Estes, bang Colorado ngày 13/9/2013. Hàng ngàn người buộc phải sơ tán khẩn cấp sau hiện tượng thiên nhiên đáng sợ này.
    Một thác nước chảy mạnh đã phá hủy hoàn toàn cây cầu dọc theo đường cao tốc 34 hướng về phía công viên Estes, bang Colorado của Mỹ ngày 13/9/2013. Hàng ngàn người buộc phải sơ tán khẩn cấp sau hiện tượng thiên nhiên đáng sợ này.
    Đường lát gỗ FDR ở thành phố New York, Mỹ, ngập sau trong nước sau khi bão Sandyđổ bộ, mang những con sóng lớn tràn vào bờ hôm 30/10/2012.
    Đường lát gỗ FDR ở thành phố New York, Mỹ ngập sâu trong nước, sau khi bão Sandy đổ bộ khiến những con sóng lớn tràn vào bờ hôm 30/10/2012.
    Ô tô nằm ngổn ngang tại một bãi đậu xe ngập nước ở New York sau siêu bão Sandy. Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công nước Mỹ trong vòng 100 năm qua.
    Ô tô nằm ngổn ngang tại một bãi đậu xe ngập nước ở New York sau siêu bão Sandy. Đây là cơn bão mạnh nhất tấn công nước Mỹ trong 100 năm qua.
    Một người đàn ông di chuyển qua con phố đầy cát
    Một người đàn ông di chuyển qua con phố đầy cát sau siêu bão, xung quanh là cảnh tượng hiếm gặp tại New York. Theo ước tính của Bloomberg, tổng thiệt hại do bão Sandy gây ra tại nước này lên tới 40 tỷ USD. 
    Một báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão nhiệt đới sẽ gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người.
    Báo cáo của Chương trình Lương thực Thế giới dự đoán rằng, các hiện tượng thời tiết cực đoan như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão nhiệt đới sẽ gây thiệt hại cho ngành nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực cho hàng triệu người trên toàn thế giới. 

    Ảnh: Distractify
    Song Phương chuyển ngữ