Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013
Mỉm cười để đón nhận tất cả...
Lâu nay đầu óc cứ lung mung, không thể viết được , lang thang trên mạng một lúc gặp được mấy thứ này đem về cất thỉnh thoảng đọc cũng bổ ích...hic..hic.. ai thích thì xem - LL
__._,_.___
Chủ Nhật, 27 tháng 10, 2013
Chiêm ngưỡng những ngôi nhà cổ tích giữa đời thực
Cùng ngắm nhìn những ngôi nhà tưởng như chỉ có trong trí tưởng tượng hồi thơ bé nay xuất hiện ngoài đời thực bạn nhé.
Những câu truyện cổ thời thơ bé thường gợi ra cho ta về những tòa lâu đài
lộng lẫy hay những ngôi nhà lãng mạn, mơ màng bên sườn đồi hay cạnh hồ
nước trong vắt. Không chỉ dừng lại ở trong giấc mơ, ngày nay có rất
nhiều ngôi nhà
xinh xắn và lãng mạn như trong cổ tích đã được hiện thực hóa. Hầu hết
những thiết kế này đều rất dễ thương và được xây dựng giữa thảm thực vật
ngút ngàn mát mắt.
“Ngôi
nhà dây leo” với những khung cửa sổ lãng mạn. Nhìn từ xa, ngôi nhà này
như hòa cùng thiên nhiên vô cùng mát mẻ và ấn tượng.
Ngôi
nhà này có hàng ống khói cao với phần mái xám ấn tượng. Nó nổi bật
trong màu xanh hoàn hảo của thảm thực vật và màu sắc phong phú của những
chậu hoa cảnh bên hiên.
Ngôi
nhà có tường trắng và mái xám cùng thiết kế vô cùng độc đáo. Có cảm
giác như ngôi nhà này được nhào nặn nên từ bàn tay của những thiên thần
tí hon và nghịch ngợm.
Lối
mòn dẫn vào tòa lâu đài này được trải đầy những đóa hoa tím lãng mạn.
Bước vào đây, người ta hẳn không khỏi hồi hộp xem liệu có nàng công chúa
nào đang chờ được đánh thức không?
Ngôi
nhà nhỏ nhắn với phần mái uốn độc đáo như chìm trong rặng cây cối tươi
tốt xung quanh. Chiếc mái hiên ở cửa ra vào cũng thật ấn tượng.
Ngôi
nhà gỗ với phần mái lá này được bao bọc bởi hồ nước trong vắt và rặng
liễu rủ mềm mại. Đây quả là một không gian sống đáng mơ ước của bất cứ
cô gái nào.
Ngôi nhà nhỏ nhắn với mái rơm vàng làm ta nhớ đến câu chuyện cổ về 3 anh em nhà heo con.
Thiết kế ngôi nhà với phần mái tròn như những trái dừa dễ thương và những khung cửa sổ nhỏ nhắn vô cùng thơ mộng.
Một ngôi nhà cổ tích với nét trang trí quyến rũ mang lại cảm giác hoàng gia và quý tộc.
Nét quyến rũ của những rặng cây được tạo hình lạ mắt khiến ngôi nhà càng thêm quyến rũ và hấp dẫn.
Nhìn
ngôi nhà nay hẳn nhiều người phải liên tưởng đến ngôi nhà bánh kem
trong truyện cổ tích vì phần mái nhà màu sáng nhạt kèm những đường trang
trí cầu kỳ. Những rặng cây lớn bao quanh ngôi nhà khiến nơi đây đẹp và
ngập tràn trong màu sắc của thiên nhiên.
Những bức tường đá với mái ngói cổ kính khiến ta như đang lạc vào ngôi làng cổ tích…
Tòa lâu đài mái nhọn của những bà tiên tốt bụng.
Cổ điển và ngập sắc hoa - những mảng màu làm cho ngôi nhà trở nên hấp dẫn hơn.
Thứ Tư, 16 tháng 10, 2013
Tình bạn lớn giữa Đại tướng với nhà thơ Huy Cận
Trong entry ngày 30 -9 vừa qua (http://lylan43.blogspot.com/2013/09/cuoc-hoi-ngo-sau-50-nam.html) tôi kể về cuộc hội ngộ bất ngờ với cô giáo cũ, từ lần gặp gỡ ấy, cô trò thường xuyên điện thoại thăm hỏi nhau. Hôm nay cô gọi cho tôi thông báo về một bài viết trên báo "Nông nghiệp" có hình cô trong buổi đi viếng Đại tướng và nói là cô không tưởng tượng được là mình lại còng đến như thế. Tôi tìm bài báo đọc và lại được biết thêm một câu chuyện vể Đại tướng. Thật là một Con người nghĩa tình sau trước thủy chung.
Bà Trần Lệ Thu đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào sáng qua
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Huy Cận
Hoàng Anh -Thứ Sáu, 11/10/2013, 9:23 (GMT+7)
Sáng 10/10,
một người đàn bà lưng đã còng, tuổi đã cao vào thăm nhà Đại tướng Võ
Nguyên Giáp. Người đàn bà đó là Trần Lệ Thu (77 tuổi), vợ cố nhà thơ Huy
Cận. Trong ký ức bà Thu, vị Đại tướng anh hùng và chồng bà có một tình
bạn lớn.
Bà Thu đến thăm nhà Đại tướng cùng con
trai Cù Thu Anh. Trên tay bà có một lá thư tự tay viết gửi cho Đại
tướng. Hành động có phần hơi đặc biệt, nhưng với vợ nhà thơ Huy Cận, bà
có lý lẽ riêng: “Lúc nhà tôi mất, anh Văn vì lý do sức khỏe nên không
trực tiếp đến tiễn đưa. Đại tướng gửi cho ông Cận một lá thư. Bức thư ấy
đến nay tôi còn giữ. Chính vì vậy, hôm nay tôi cũng viết một lá thư gửi
anh Văn, thay cho lời tiễn biệt anh ấy về cõi vĩnh hằng”.
Bà Trần Lệ Thu đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào sáng qua
Xen giữa những lời tiễn đưa, đau xót, tiếc thương vô hạn, lá thư của bà Trần Lệ Thu còn có cả những câu thơ:
Một đời vì nước vì non
Nghìn năm dân tộc mãi còn lưu danh
Cảm xúc ấy chỉ là những chia sẻ của
một con người Việt Nam dành cho Đại tướng, còn với tình cảm riêng tư, bà
Thu muốn nhắc đến một Đại tướng của lòng nhân văn, về đạo làm người.
“Từ xưa đến nay, với riêng gia đình tôi, anh Văn là một tấm gương để vợ
chồng tôi soi vào đó dạy các con về đạo làm người. Lúc ông nhà tôi còn
sống, vẫn thường kể cho vợ con nghe về một câu chuyện. Đó là khi cả anh
Văn và ông Cận còn ở chiến trường Việt Bắc. Anh Văn là Đại tướng Tổng Tư
lệnh, ông Cận làm Tổng Thư ký hội đồng Chính phủ.
Một bận, Đại tướng đi công tác bằng
ngựa ở bên này suối, thấy ông Cận ở bờ bên kia, một số anh em trong đoàn
đề nghị Đại tướng cứ cưỡi ngựa mà qua, nhưng anh Văn đã không làm vậy.
Anh xuống ngựa, xắn quần lội suối sang gặp ông Cận. Sau này ông nhà tôi
vẫn thường nói, cho dù làm ở bất kỳ vị trí nào, nếu trân trọng và quý
mến anh em được như anh Văn thì người khác cũng trân trọng mình như
thế”.
Kể xong câu chuyện ấy bà Thu rơi nước
mắt, nghẹn ngào không nói được nữa. Anh Cù Thu Anh, con trai nhà thơ Huy
Cận lấy tập sách có tựa đề “Hồi ký song đôi” lật đến trang có bức ảnh
nhà thơ Huy Cận chụp cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, với dòng ghi chú:
“Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Huy Cận trong lễ trao tặng Giải
thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt I tại Phủ Chủ tịch -
30/11/1996”.
Anh Thu Anh cũng nói rằng, ngoài công
việc với đất nước, mỗi người công tác ở một lĩnh vực khác nhau nhưng ở
góc độ nhân văn, góc độ con người thì Đại tướng và nhà thơ Huy Cận thực
sự là những người bạn lớn. Thời điểm Huy Cận giữ cương vị Bộ trưởng
trong Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa còn Đại
tướng Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Bộ Nội vụ, có một kỷ niệm mà sau này,
trong nhiều cuộc trò chuyện về đề tài đất nước, nhà thơ Huy Cận thường
mang ra kể. Thậm chí còn viết thành sách.
Trong bài viết “Tham gia hội nghị trù
bị Đà Lạt”, nhà thơ Huy Cận được ban tổ chức bố trí ngủ chung phòng với
Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Bài viết có đoạn thế này: “Mở đầu, hai trưởng
đoàn, ông Nguyễn Tường Tam và Max André nói lời khai mạc. Vào cuộc là
vấn đề Nam Bộ đầy sôi nổi, căng thẳng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp phát biểu
mạnh mẽ, khẳng định Nam kỳ là bộ phận không thể chia tách của Việt Nam.
“Máu của máu Việt Nam, thịt của thịt
Việt Nam”; có lúc quá xúc động, anh ràn rụa nước mắt, cả hội nghị im
lặng, tôn trọng tình cảm của anh. Trong lúc giải lao, Mesmer (chính trị
gia người Pháp - PV) đến bắt tay anh Giáp tỏ vẻ khâm phục và nói: “Lúc
nãy tôi muốn đứng về phía anh”. Anh Hoàng Xuân Hãn và các anh khác trong
đoàn ta nói bồi thêm về lập trường “Nam bộ là đất Việt Nam”.
Câu chuyện này ăn sâu vào tiềm thức nhà thơ Huy Cận, bà Thu và anh Cù Thu Anh.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Huy Cận
Để độc giả chi tiết hơn về tình bạn
lớn giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhà thơ Huy Cận, tôi xin trích ra
đây bức thư mà Đại tướng viết ngày nhà thơ Huy Cận mất.
“Anh Cận ơi. Sao anh ra đi đột ngột thế? Anh còn nhớ lần đầu chúng ta quen nhau là ở Tân Trào, vào những ngày Đại hội Toàn quốc.
Lúc bấy giờ, anh đã là nhà thơ
lớn, anh là người rất sớm đã tác động phong trào Thơ mới, và cũng rất
sớm hướng phong trào về con đường cách mạng. Từ đó, những bài thơ của
Huy Cận nở rộ liên tục, kết hợp lãng mạn với hào hùng. Và cứ thế nở rộ
liên tục, nhất là từ những lúc đất nước ngày càng đổi mới. Huy Cận là
nhà thơ của những mối tình lớn và của những chiến công lớn.
Mặc dù tôi không phụ trách lĩnh
vực văn hóa, nhưng quan hệ giữa anh với tôi vẫn luôn gần gũi, thân mật.
Tôi còn nhớ, hôm ấy cùng nhau trở lại Tân Trào, làm cùng nhau hai câu
thơ, mỗi người làm một câu:
Xuất phát về Nam mới độ nào
Hôm nay cùng trở lại Tân Trào
Tôi muốn nói: Huy Cận không những
là một nhà thơ lớn, Huy Cận là một đảng viên trung kiên. Do vậy, tình
bạn giữa tôi và Huy Cận thật là sâu đậm.
Anh Cận ơi. Anh ra đi, nhưng khối
lượng “Thơ Huy Cận” vẫn còn đó. Với đồng chí, với bạn bè, với nhân dân.
Trong giờ phút đau thương vô hạn, tôi xin có lời chia buồn với gia đình
anh, những người thân thuộc của anh, và đồng thời chia buồn với các bạn
thơ của anh. Chúc anh an giấc ngàn thu.
Nhớ anh mãi”.
Xuân Ất Dậu 2005
Người bạn thân tình của anh
Ký tên Võ Nguyên Giáp
Do tuổi cao, sức yếu nên Đại tướng
không thể trực tiếp đến viếng nhà thơ Huy Cận. Bức thư ấy được bà Đặng
Bích Hà và cô Võ Hồng Anh đưa đến lễ tang giao tận tay bà Trần Lệ Thu.
Bà Đặng Bích Hà và cô Võ Hồng Anh cũng ghi trong sổ tang nhà thơ Huy Cận
thế này: “Thay mặt gia đình ghi sổ tang: “Thay mặt toàn thể gia đình
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, xin gửi gia đình nhà thơ Huy Cận lời phân ưu
thống thiết. Kính gửi anh, nhà thơ, nhà cách mạng lời chào vĩnh biệt”.
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/11/11/116265/Tinh-ban-lon-giua-Dai-tuong-voi-nha-tho-Huy-Can.aspx
http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/11/11/116265/Tinh-ban-lon-giua-Dai-tuong-voi-nha-tho-Huy-Can.aspx
Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013
Vĩnh biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Thứ Năm, 10 tháng 10, 2013
Thứ Ba, 8 tháng 10, 2013
Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013
Hoa Thạch Thảo
Hoa thạch thảo
Chẳng
biết từ khi nào tôi đã yêu loài Thạch Thảo, loài cúc dại dễ thương này. Lần đầu
tiên gặp một cụm thạch thảo ở nhà người bạn tôi đã thích ngay. Có lẽ, bởi màu
tím dịu dàng của loài hoa này đã Thu hút tôi.
Sau
này, một lần vô tình tôi nghe được Elvis Phương ca:
" Ta ngắt đi một cụm thạch thảo ,
Em nhớ
cho mùa thu đã chết
rồi"
Nơi an nghỉ của Đại tướng đẹp huyền ảo như trong cổ tích
Bảo Bình - theo Trí Thức Trẻ | 07/10/2013 08:00 Chia sẻ:
Theo di nguyện của Đại tướng và nguyện vọng gia đình, thi thể của Đại tướng sẽ được đưa về Quảng Bình an táng.
Cùng với đó, ngày 6.10, theo thông tin từ người thân trong dòng họ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (xã Quảng Đông, H.Quảng Trạch, Quảng Bình) được gia đình chọn làm nơi an táng Đại tướng.
Khi biết thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ được an táng tại khu vực Vũng Chùa - Đảo Yến (huyện Quảng Trạch, Quảng Bình), nhà văn Nguyễn Quang Vinh đã chia sẻ những cảm xúc từ đáy lòng trên trang cá nhân sau sự ngỡ ngàng ban đầu.
Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013
Tướng Giáp qua lời kể của con gái
Thứ sáu, 04/10/2013, 21:16 (GMT+7)
“… Năm 1946 - khi được gặp lại Ba lần đầu, tôi đã
nhất định không nói một lời nào, kể cả khi ông bế tôi ra chỗ vắng, chỉ
với một câu hỏi: “Có nhớ, có thương Ba không…”. Có lẽ, đó là tiền lệ cho
kiểu “hiểu không lời” giữa hai cha con cho mãi về sau này” - GS.TS Hồng
Anh, đã nói như vậy trong cuộc trò chuyện về những góc đời thường của
Đại tướng.
LTS: Năm
2003, GS.TS Võ Hồng Anh, con gái của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã có
cuộc trò chuyện về người cha của mình với nhà báo Lương Thị Bích Ngọc.
Với lòng yêu kính đặc biệt với Đại tướng và GS.TS Võ Hồng Anh - người đã
qua đời vào ngày 18/7/2009 - chúng tôi trân trọng giới thiệu lại bài
viết này đến bạn đọc.
|
Đại tướng và con gái Hồng Anh. Ảnh: Trọng Thanh
…Từ khi biết đọc, biết viết, tôi thuộc từng đoạn dài trong những lá
thư Ba tôi gửi về, những lá thư bao giờ ngoài phong bì cũng có câu đề:
“Hồng Anh, con gái Anh Văn…”, và tôi thích nhất bức ảnh Ba tôi mặc quần
áo bộ đội, đội cái mũ Vệ Quốc đoàn có gắn sao phía trước mà người gửi về
cho tôi…NGƯỜI đã ra đi
XIN KÍNH CẨN NGHIÊNG MÌNH TRƯỚC ANH LINH
ĐẠI TƯỚNG VÕ NGUYÊN GIÁP
Nguyện cầu cho vong linh Đại tướng
được siêu sinh tịnh độ
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)