Trang

Thứ Hai, 22 tháng 4, 2013

Anh con bác

  Chiều nay cháu đưa anh về rồi, buồn và thương anh  quá. Anh gọi ba mình là cậu ruột. Bây giờ chỉ còn mình anh là gần gũi thân thương mà lần này lên, anh già yếu đi nhiều . Tai thì điếc đặc luôn, dùng máy trợ thính cũng chỉ nghe lõm bõm mà thôi.
  Chị mất đã tròn ba mươi năm, gà trống nuôi con, khó khăn, thiêu thốn, nay 4 cháu đều phương trưởng, khá giả. Anh ở với cháu út tại TP Nam Định. TP mở đường, căn nhà trong ngõ của anh bây giờ trở thành mặt đường nhưng bị thấp xuỗng chừng nửa mét, cháu út xây lại nhà, anh lên ở với cháu cả. Những lần về thăm anh thấy anh lọ mọ một mình, con trai út đi làm, dâu út đi dậy học các cháu đi lớp, anh lại trở thành ô sin bất đắc dĩ. Tai điếc, chân chậm, mắt mờ, cả ngày như cái bóng. dờ dẫm nấu cơm nhặt rau...
 Ngày chị mất, cháu lớn học trung cấp an ninh vừa ra trường công tác tận Cao Bằng, cháu nhỏ nhất mới 4 tuổi. lúc đó anh là viện trưởng một quân y viện tại Ninh bình. Các cháu ở quê với bà ngoại. Bà ngoại mất, anh xin về hưu đưa các con ra tp Nam định. Căn nhà ở quê bán đi mua được miếng đất trong ngõ. Một số thương binh từng điều dưỡng tại viện anh giờ là thủ trưởng các đơn vị bộ đội lúc này được phép làm kinh tế, một số mở lò nung gạch ngói, vậy là đơn vị nào cũng chở gạch ngói lên cho, anh giữ lại đủ dùng còn dư bán lấy tiền mua vôi , xi măng và các vật tư khác. Đồng đội và các cán bộ, nhân viên của viện ra giúp xây cho mấy bố con ngôi nhà cấp 4.
Ngày chị còn sống, chị là cháu dâu mà mẹ mình yêu quý nhất họ. Chị được cả người lẫn nết. Chị cũng thương mình lắm. có lần lên chơi, trước khi ra về chị còn cố đi gánh đầy 2 thùng phuy nước cho mình. Ngày chị mất mình không về được vì lúc đó thông tin rất khó khăn. Khi về 49 ngày chị, mình gặp một cô y sỹ ở viện anh, sau này được biết cô ấy rất thương anh. Hồi đó cô ấy chừng ba mươi, ba hai gì đó. Anh có lẽ cũng quý mến cô ấy. nhưng ... đời vẫn có những chữ nhưng không lý giải được. Giờ cô ấy vẫn sống một mình tại Ninh bình. Các cháu nhà anh những năm trước vẫn vào thăm cô ấy và có ý muốn đón cô về cho bố nhưng hình như cả hai không ai muốn rời ngôi nhà của mình và thế là "anh một mình, em cũng một mình... hai nơi"
     Không biết anh có thể lên chơi được lần nữa không? Tiễn anh và cháu về rồi mình không làm được việc gì, cũng chả muốn vào mạng đọc tin tức như mọi khi, mở blog ra, ngồi nghĩ về anh và viết như để giải tỏa bớt nỗi buồn cứ chực trào ra...

Thứ Ba, 16 tháng 4, 2013

Những bữa cơm với muối trắng và ngôi chùa trưng ảnh gia đình đại gia Giữa chính điện tôn nghiêm

LL: Đã ba bốn năm nay rồi, mình ít đi chùa phần vì sức khỏe phần vì thấy việc lễ bái, đi chùa bây giờ có nhiều biểu hiện khác với những gì phật dạy. Một năm đôi lần lên chùa mình cũng chỉ dâng lễ một vài hộp hương vòng và ít hoa quả mà thôi. 
Mấy hôm nay hết mạng lại đến máy trục trặc, nay đọc báo thấy mấy cảnh tương phản, thiết nghĩ đặt cạnh nhau là đủ nói lên một thực trạng đáng buồn.
 
Xót lòng nhìn học trò ăn cơm với muối trắng

(Dân trí) - Hàng ngày, các em chỉ ăn cơm với muối trắng, may mắn hơn thì có con cá khô, nơi ở là những chiếc lều được dựng tạm bợ. Đó là tình cảnh cuộc sống hiện nay của các em học sinh Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Từ thành phố Thanh Hóa, vượt hơn 250km đường đồi núi chúng tôi mới đến được Trường THCS Mường Lý, huyện Mường Lát. Nơi đây được xem là khó khăn nhất của huyện Mường Lát. Không chỉ các em học sinh (HS) mà đời sống của nhiều giáo viên cũng vô cùng thiếu thốn khi phải sống ở một nơi xa trung tâm huyện, không có đường cho ô tô vào, không điện lưới quốc gia, không có sóng phát thanh - truyền hình… Bình thường cuộc sống của các em đã rất khó khăn, nhưng đến nơi mới thấy được cái khổ của những em HS, nhất là vào tháng 4 - mùa giáp hạt.
Xót lòng nhìn học trò ăn cơm với muối trắng

Những học sinh Trường THCS Mường Lý (huyện Mường Lát, Thanh Hóa) đang phải chịu khó khăn trong mùa giáp hạt để theo đuổi sự học.
Ông Định Công Đại - Chủ tịch UBND xã Mường Lý tâm sự: “Do xã không có diện tích đất nông nghiệp trồng lúa nước nên hàng năm đồng bào dân tộc nơi đây phải chịu cảnh “đói giáp hạt” từ tháng 4 đến tháng 8. Nhiều gia đình không có gạo để ăn chứ nói gì đến tiền cho con cái học hành. Chính vì điều này mà các cháu HS cũng phải chịu ảnh hưởng từ mùa đói giáp hạt này”.
“Những gia đình đông con có tới 3 đến 4 cháu đi học, nhà lại nghèo nên bố mẹ không biết lấy tiền đâu cho con cái ăn học. Mỗi tháng lo được gạo cho các cháu là cả một vấn đề lớn rồi, nên hàng năm tới mùa giáp hạt, ở đây hay có HS phải bỏ học đi làm rẫy. Chính quyền địa phương cùng các thầy cô giáo đến vận động trở lại trường thì các em nhất quyết nghỉ học để làm rẫy giúp bố mẹ khiến nhà trường rất khó đảm bảo sĩ số của từng lớp” - ông Đại cho biết thêm.
Các em HS Trường THCS Mường Lý chỉ ăn cơm với muối trắng.

Các em HS Trường THCS Mường Lý chỉ ăn cơm với muối trắng.
Trường THCS Mường Lý có hơn 200 HS. Do địa hình đồi núi hiểm trở nên phải chia cắt thành 7 điểm trường riêng lẻ. Năm 2009, tại khu trường trung tâm được nhà nước đầu tư xây dựng khu nhà ở bán trú cho HS với hai dãy nhà có 20 phòng cho 160 em ở. Số HS còn lại đều ở xa trường nên phải dựng lều tạm ở bán trú trọ học.
Có lên đây mới thấy được những khó khăn vất vả mà các em HS ở đây đang phải chịu. Bình thường các em đã phải ở lều tranh vách nứa sống trong cảnh thiếu thốn tìm con chữ, nhưng đến mùa giáp hạt, cuộc sống của các em lại càng khó khăn hơn. Chứng kiến cảnh các em HS ở đây ăn cơm với muối trắng và rau rừng khiến chúng tôi không khỏi xót xa.
Bữa cơm đạm bạc trong túp lều tạm bợ với nồi cơm nấu vội không có gì ngoài muối. Em nào may mắn hơn thì mua được ít rau, hay đi hái rau rừng về làm thức ăn qua ngày. Dù không có thức ăn nhưng các em vẫn ăn ngon lành. Một bữa cơm có thịt là ước mơ lớn nhất mà các em HS ở đây mơ ước.
Cơm chỉ ăn với ít rau kho mặn nhưng em Lý Seo, lớp 7B vẫn ăn ngon miệng.
Cơm chỉ ăn với ít rau kho mặn nhưng em Lý Seo, lớp 7B vẫn ăn ngon miệng.
Em Vàng A Lùng, lớp 6B tâm sự: “Mỗi tháng gia đình chỉ cho em 20 nghìn để mua thức ăn với thêm ít lon gạo nữa. Nhà em nghèo lắm, bố mẹ đều phải đi làm nương kiếm cái ăn, tiền lo cho em đi học nữa nhưng cũng không đủ”.
Cũng chung tâm trạng như em Lùng, em Mua Thị Sài, lớp 7B chia sẻ: “Phải trọ học xa nhà mà gia đình lại nghèo nữa nên không có tiền cho em đâu. Tháng bố mẹ cho có 20 nghìn lấy tiền mua thức ăn mà giờ đi mua cái gì cũng đắt. Số tiền này em chỉ mua được ít cá khô để ăn dần rồi mua bó rau cố gắng ăn tiết kiệm cũng ăn được ít ngày. Những ngày sau đó chỉ ăn cơm không thôi, tiền đó em còn phải mua sách vở, mua bút nữa”.
Một mình ở riêng trong một túp lều, em Vàng A Súa, lớp 6A trong túi chỉ còn đúng 5 nghìn đồng. Em Súa không dám mua thức ăn vì có mua cũng chỉ ăn được trong ngày rồi sau đó lại hết tiền. “Bố mẹ mới cho em 10 nghìn nhưng em tiêu gần hết rồi, giờ không dám mua gì nữa. Chịu khó ăn cơm không với muối cũng được chứ mà tiêu hết tiền thì không có tiền mua bút nữa” - em Súa cho biết.
Chia sẻ với PV Dân trí, thầy giáo Nguyễn Văn Hà - Hiệu phó Trường THCS Mường Lý cho biết: “Hầu hết các em HS trong trường đều là người dân tộc ở các bản xa trường nên phải ở bán trú lại trường. Có em thì được ở trong ký túc xá nhưng có em thì phải dựng lều trọ học. Gia đình các em HS ở đây đều thuộc diện nghèo nên không có tiền cho con ăn học. Thấy các em chỉ ăn cơm không, thầy cô cũng xót lòng lắm nhưng cũng không biết làm gì để giúp các em được”.
Cơm chỉ ăn với ít rau kho mặn nhưng em Lý Seo, lớp 7B vẫn ăn ngon miệng.

Mỗi tháng gia đình chỉ cho em Vàng A Súa có 10 nghìn đồng, giờ chỉ còn 5 nghìn nên em phải tiêu tiết kiệm.
Thầy Hà cũng cho biết: “Nhà nước đã có rất nhiều chính sách hỗ trợ cho các em HS miền núi, mỗi một tháng, HS ở đây cũng được hỗ trợ một khoản tiền chi phí ăn ở, trọ học thấp nhất là 70 nghìn, nhiều cũng lên đến vài 200 nghìn/em. Nhưng khổ nỗi số tiền mà hàng tháng các em được hỗ trợ đó lại không đến được tay các em”.
“Số tiền các em được hỗ trợ đó mỗi năm học nhà trường chỉ nhận được từ trên vào hai đợt và đem phát cho HS. Có em khi nhận lên đến vài ba triệu đồng nên nhà trường không dám đưa cho các em cầm mà phải gọi phụ huynh đến nhận. Cá phụ huynh khi nhận được số tiền này hầu như không giữ để dành cho con cái học hành mà đem chi tiêu các khoản khác. Chính vì điều này nên các em HS lại phải chịu cảnh thiệt thòi” - thầy Hà giải thích thêm.
Thái Bá - Duy Tuyên

Xót xa nhìn trẻ mầm non ăn cơm với… dế mèn

(Dân trí) - Bữa cơm trưa của học sinh mầm non ở điểm trường số 1, thuộc trường mầm non Tuổi Hồng (xã Đắk Rơ Wa, TP Kon Tum) là cơm trắng, lá sắn non nấu mì tôm. Em nào "tươm tất" hơn thì có con dế mèn, cá suối.

Thêm vào đó, điểm trường này không có điện, nước và cơ sở vật chất rất thiếu thốn.
Điểm trường số 1 của trường mầm non Tuổi Hồng là một phòng học nhỏ, nằm bên cạnh 2 phòng của học sinh tiểu học. Học ở ngôi trường cách trung tâm TP Kon Tum chưa đầy 5km, học sinh nơi đây hàng ngày phải ngồi học trong cảnh nóng bức vì không có điện, không đảm bảo vệ sinh vì không có nước rửa.
Tất cả học sinh mầm non của điểm trường số 1 có 23 em từ 3 - 5 tuổi được ghép chung lại thành một lớp, 100% em là người đồng bào dân tộc Bahna. Hàng ngày, các em được cha mẹ gửi từ khoảng 7h sáng tới chiều tối thì đón về. Mỗi sáng, các em đi học đều mang theo một cặp lồng cơm để trưa ở lại ăn tại trường.
Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường
Các em tụ tập ăn trưa tại trường

Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường
Các em đi học đều mang theo cặp lồng cơm để ăn trưa tại trường.
Có chứng kiến tận mắt mới thấy nhói lòng khi nhìn các em học sinh ở đây ăn cơm. Vì ăn, ngủ, học chỉ có 1 phòng duy nhất nên tới bữa ăn các em cùng tụm năm, tụm ba ra ngoài hành lang ngồi ăn. Mỗi em một cặp lồng cơm được cha mẹ chuẩn bị cho từ trước giờ lên lớp. Em có thìa xúc từng muỗng đưa vào miệng, có em dùng tay bốc, rón. Nhưng nhìn trong cặp lồng cơm tất cả đều là… cơm trắng. Có em may mắn hơn thì thức ăn là mì tôm nấu lá sắn non, có em thức ăn ngon nhất tôi nhìn thấy là hai con cá bằng hai ngón tay.

Lá sắn non nấu với mì tôm là món thường ngày của học sinh mầm non nơi đây.
Lá sắn non nấu với mì tôm là món thường ngày của học sinh mầm non nơi đây.

Trong tất cả những cặp lồng cơm, đây có lẽ là cặp lồng cơm ngon nhất
Trong tất cả những cặp lồng cơm, đây có lẽ là cặp lồng cơm ngon nhất.
Cô Y Huynh - giáo viên lớp mầm non này cho biết: “Tội các em lắm, vì gia đình của các em hầu hết đều là những hộ nghèo, có những em ngày nào đi học cũng chỉ là một cặp lồng cơm trắng cứng không nuốt nổi, có em nào tốt hơn thì có được miếng thịt, con cá”.
Cô Huynh cho biết, trong tất cả các học sinh ở đây, thì hoàn cảnh khó khăn nhất là em A Bú (3 tuổi), hàng ngày cứ chiều chiều là em đòi về trước theo mẹ đi đào con dế, để “mai mang lên lớp ăn”.
“Muốn là muốn có nước, có điện, bữa cơm có miếng thịt cho các em bớt khổ, mới tí tuổi mà ăn uống ăn toàn lá sắn sao mà lớn được” - cô Huynh mong mỏi.
Không chỉ ăn uống thiếu thốn, các học sinh ở đây đều phải chịu cảnh không điện, không nước. Cô Huynh cho biết, từ tết đến nay điện có được khoảng 2 tuần thì mất, cả phòng có 1 cái quạt nhưng vì không có điện nên để trên điểm trường chính. Mỗi buổi trưa trời nóng bức cô đều dùng quạt tay cho từng em, đến khi nào các em ngủ say thì thôi.
Trải những manh chiếu rách để ngủ trưa, không có chăn, các em dùng áo lót làm gối
Trải những manh chiếu rách để ngủ trưa, không có chăn, các em dùng áo lót làm gối
Trải những manh chiếu rách để ngủ trưa, không có chăn, các em dùng áo lót làm gối.  
Thêm vào đó, tại điểm trường không có giếng nước, mỗi sáng cô Huynh đều phải ra giếng nhà dân xin nước về cho học sinh rửa và lau phòng nhưng “có hôm họ không cho vì sợ tốn điện”.

Chậu nước lẫn cả cát mà cô giáo Huynh xin được từ nhà dân về cho các học sinh sử dụng
Chậu nước lẫn cả cát mà cô giáo Huynh xin được từ nhà dân về cho các học sinh sử dụng.
Trao đổi với PV Dân trí, cô Diệp Thị Thúy - hiệu trưởng Trường mầm non Tuổi Hồng cho biết: “Toàn trường có 1 điểm trường chính và 4 điểm trường phụ, chỉ có trường chính là cơ sở vật chất khá hơn. Tất cả các điểm trường phụ đều chưa có giếng nước và nhà vệ sinh”.
Để giải quyết vấn đề nước uống, cô Thúy cho biết phải “vận động phụ huynh khi đưa con đi học mang theo bình nước”. Những khó khăn này cô Thúy đã kiến nghị lên Phòng Giáo dục nhưng chưa được giải quyết.
Hoàng Thanh
*******************

Lên chùa ngắm ảnh đại gia


Sau những mốt như chơi siêu xe, sở hữu biệt thự khủng..., có lẽ đã đến thời đại gia "chơi" chùa chăng?
1. Ảnh đại gia, tranh vẽ đại gia chưa bao giờ là của lạ. Nhưng khi chúng được đường đường chính chính treo giữa chốn chùa chiền tôn nghiêm, ở những vị trí hoành tráng, bắt mắt nhất, ắt lại thành "chuyện chỉ có ở Việt Nam".
"Ít nhiều biến dạng" là từ mà tờ báo đầu tiên đưa tin về chuyện lạ này dùng để miêu tả một số ngôi chùa sau khi được một đại gia phát tâm tu sửa. Biến dạng cả ở tên chùa: những ngôi chùa có hàng trăm năm lịch sử, bỗng dưng được gọi là chùa ông này ông nọ.
Nào là tên ghi ngay trên cổng chính của chùa, tranh, ảnh của đại gia và gia đình treo ngay trong chánh điện, rồi tượng cha mẹ đại gia đặt ngang hàng... tượng thần. Sự hiện diện dày đặc, đủ để không ai dám mảy may nghi ngờ công đức lớn lao, những khoản tiền ngất ngưởng mà đại gia chi ra cho công cuộc trùng tu hay thậm chí là xây dựng, như xác nhận của các chùa trên bảng ghi công.
Sau những mốt như chơi siêu xe, sở hữu biệt thự khủng..., có lẽ đã đến thời đại gia "chơi" chùa chăng? Có gì là không thể, một khi tiền lệ đã mở ra.
Biết đâu, rồi đây du khách nước ngoài thăm chùa VN, nhìn những tranh ảnh kiểu đó, lại chẳng trầm trồ, thán phục vì chúng ta có khả năng sáng tạo thêm nhiều "thần thánh" lạ.
Nhưng có vẻ bản thân người Việt Nam, không ai vui mừng được với chuyện lạ này. Một vị Thượng tọa thuộc hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã đánh giá đây là chuyện chưa từng xảy ra trong lịch sử Phật giáo (chứ không chỉ riêng Việt Nam). Ông cũng cho biết, đến các vị vua ngày xưa khi cho xây dựng chùa cũng không có ghi tên, treo ảnh, chỉ thể hiện trên tên chùa bằng một chữ "sắc tứ"...
Nhìn ra một số nước láng giềng Phật giáo thịnh hành như Lào, Campuchia..., có thể thấy vua chúa, hoàng thất nhiều đời cũng đều góp công dựng chùa. Nhưng, chẳng hạn như tại chùa Vàng chùa Bạc nổi tiếng của Campuchia, tượng vua Norodom  (1834-1904) cũng chỉ được đặt ngoài khuôn viên chùa, dù góp công không nhỏ cho chùa.
Vài nét so sánh qua đủ thấy uy lực của đẳng cấp đại gia của ta lớn đến cỡ nào. Uy lực đến nỗi khiến chúng ta bất giác liên tưởng đến câu nói quen thuộc "có tiền mua tiên cũng được" (hay phiên bản hiện đại hơn là cái gì không mua được bằng tiền, thì có thể mua bằng... nhiều tiền).
Nhân chuyện lạ gây xôn xao này, nhiều người đặt lại vấn đề về của cho và cách cho, và nhất là cách làm công đức. Chẳng cần học nhiều biết rộng, hẳn các phật tử cũng đều phải thuộc nằm lòng tôn chỉ của Phật giáo là làm việc công đức, từ thiện "tối cần là sự lặng lẽ". Mọi sự khoa trương, ầm ĩ chỉ khiến tổn thất công đức.
Mà không chỉ Phật giáo, cả các tôn giáo khác, như Thiên Chúa giáo cũng dạy con chiên tương tự. Chúa từng răn dạy môn đệ rằng: "Khi làm việc lành phúc đức, anh em phải coi chừng, chớ có phô trương cho thiên hạ thấy... Vậy khi bố thí, đừng có khua chiêng đánh trống, như bọn đạo đức giả thường biểu diễn trong hội đường và ngoài phố xá, cốt để người ta khen... Còn anh, khi bố thí, đừng cho tay trái biết việc tay phải làm, để việc anh bố thí được kín đáo".
"Đạo đức giả" là từ Đức Chúa gọi những kẻ làm việc thiện mà "khua chiêng đánh trống" vậy!
Ảnh gia đình đại gia được treo ngay lối vào chánh điện của chùa. Ảnh: Sơn Bình/ TTO
2. Chuyện "chùa đại gia" có thể hi hữu, nhưng nó lại cho thấy một xu hướng đang ngày càng trở nên phổ biến trong đời sống tâm linh hiện đại. Đó là xu hướng trần tục hóa, vật chất hóa những không gian, giá trị thiêng. Nhiều người không chỉ còn quan niệm "trần sao âm vậy" mà còn đẩy lên thành trần sao... thì thần Phật vậy.
Những lộn xộn bát nháo chốn cửa chùa, hay tại các lễ hội hiện nay là minh chứng rõ nét. Người ta hăm hở đi lễ chùa, hăm hở công đức, hăm hở nhét tiền vào tay Phật nhưng lại chẳng có lúc nào lắng tâm để nhận thức gốc của đạo.
Chúng ta ngày càng mê tín, sẵn sàng quỳ lạy cả những rắn, những cá... mà ta cho là sự lạ, là con vật thần giáng xuống. Mê tín tăng, nhưng đức tin lại có xu hướng kiệt quệ.
Đến chốn linh thiêng, không còn mấy người giản đơn cầu bình an. Chúng ta lao vào tranh giành, cướp đoạt nào ấn, nào lộc với hi vọng được phù hộ để thăng quan tiến chức, tiền của đầy nhà. Bên trong trống rỗng, bất an, chúng ta cuống cuồng tìm cách bám víu vào những vật ngoại thân, những giá trị hư hão.
Trong cả một biển nhân thế với cái tâm đầy náo loạn ấy, lấy đâu ra khoảng tĩnh lặng để Phật, thánh ngự được vào. Chẳng thế mà, dù người đi lễ chùa ngày một đông, của dâng thức cúng cũng cầu kỳ, linh đình hơn hẳn, song cảm giác về thời kỳ mạt Pháp lại hiện hữu đâu đó.
Bên cạnh đó, có cảm giác, quyền lực và tiền bạc cũng đang dần chiếm cứ các không gian tâm linh. Lễ hội thì bị cảnh báo là "quan hóa" khi dành mọi nghi thức trang trọng nhất cho các quan chức. Cảnh xe công tấp nập đi chùa, đi dự hội và ngự ở các vị trí VIP chẳng còn hiếm.
Còn giới đại gia không ngừng sắp xếp trước cho mình chốn an nghỉ hoàng tráng, nguy nga không kém gì nơi ở lúc đang sống. Họ cũng không tiếc tiền đổ vào xây chùa, dựng tượng nhằm cầu nhiều tiền, lắm biệt thự, siêu xe hơn không chỉ cho kiếp này mà còn cho cả kiếp sau.
Đáng buồn hơn cả là, trong bối cảnh hiện nay, nhà chùa vốn được trông đợi làm rường cột để nắn chỉnh nhân tâm, thì có lúc lại đang góp phần "thỏa hiệp" với những bát nháo.
Như trong trường hợp "chùa đại gia", nếu nhà chùa một mực nghiêm cẩn giữ quy tắc, thì sao có chuyện phật tử được chễm chệ đến vậy. Đằng này, theo chính vị đại gia kia khẳng định và nhiều người dễ dàng suy đoán, việc làm của ông phải được sự "thống nhất cao" của nhà chùa.
Trong thời buổi việc xây dựng, trùng tu chùa chiền được xã hội hóa rộng khắp, nhà chùa lại càng khó làm mất lòng "nhà đầu tư" của mình. Công đức ít tiền thì ghi nhận khiêm tốn, công đức lớn tiền thì ghi nhận cần hoành tráng tương xứng, điều này dường như đã thành "lệ ngầm" ở chốn cửa chùa.
Mà xét cho cùng, trong chuyện này chẳng ai bất lợi. Người cung tiến thì được dịp nở mày nở mặt với thiên hạ. Còn nhà chùa "lại được dịp xác lập những kỷ lục cung tiến mới để tiếp tục thử thách "lòng thành" và mức độ hảo tâm của những kẻ khác" như một bài báo bình luận.
Một số ý kiến chỉ ra, bản thân các chùa cũng đang có khuynh hướng đua nhau xây chùa thật sang trọng, quy mô bằng tiền quyên góp của Phật tử giàu có. Các nhà sư không còn hoàn toàn gắn liền với hình ảnh áo nâu sồng, đời sống đơn sơ, khó nghèo mà nhiều vị cũng đã sắm xe này, điện thoại nọ tùy theo khả năng thu hút công đức từ phật tử.
Chùa ngày thêm đông, thêm đồ sộ mà nhân tâm lại thêm rỗng và bóng Phật thêm vắng là cảm nhận về thời bây giờ vậy!

Thứ Ba, 9 tháng 4, 2013

Vĩnh biệt một người thày


9 giờ sáng hôm qua chị lớp trưởng gọi điện báo một tin vô cùng đột ngột: Thày Vũ Ngọc Ban đã ra đi vì căn bệnh hiểm nghèo. Tin buồn ám ảnh tôi suốt 2 ngày hôm nay. Chiều, tôi báo tin cho cô Lê Tiến Hoàn, cô cũng rất sửng sốt vì mới cách đây không lâu cô đã gặp thày trong buổi họp mặt đầu xuân của một số bạn sinh viên khoa hóa ĐHTH.
Khi chúng tôi vào năm thứ nhất thì thày vừa ra trường. Tận tình, trẻ trung, sôi nổi, thày để lại rất nhiều tình cảm tốt đẹp cho các sv khoa hóa nói chung và lớp tôi nói riêng.
            Tôi vẫn còn nhớ những ngày sơ tán ở Văn yên Đại từ Thái nguyên, Hồi đó do bị viêm soang nên  tôi rất hay buồn ngủ trên lớp. Một hôm không cưỡng nổi cơn buồn ngủ trong giờ giảng của thày, tôi gục xuỗng bàn, Diệu Minh ngồi cạnh tôi kéo vở gọi dậy, tôi gạt tay ra: “kệ tớ” bỗng thấy cả lớp cuời, tôi ngẩng lên ngơ ngác và thật xâu hổ khi thấy thày đang đứng bên bàn. Thày mỉm cười:
-          Chị Lan ra suối rửa mặt cho tỉnh táo rồi vào học tiếp nhé!
Tôi chạy vội ra suối rửa mặt rồi cứ đứng đó không dám vào lớp. Cũng may chỉ một lát là đễn giờ giải lao. Hết giờ giải lao tôi vào học tiếp. Tan lớp, đang trên đường về bỗng thấy thày đi bên cạnh và hỏi:
-          Hôm qua chắc chị Lan học khuya lắm hả?
-          Dạ không ạ.
-          Thế chắc tôi giảng dở lắm phải không?
-          Dạ không phải!
-         
-          Em xin lỗi thày, em không hiểu tại sao thỉnh thoảng em cứ hay bị nặng đầu và buồn ngủ trên lớp.
Thầy cười hiền:
-          Cả chị Diệu Minh nữa cũng hay lơ mơ trong giờ của tôi.
-          Diệu Minh cũng mắc cái bệnh giống em thầy ạ.
-          Thế thì 2 chị em sang trạm xá khám bệnh đi kéo ảnh hưởng kết quả học tập nhé!
-          Vâng ạ.
………………………………….
Còn một kỷ niệm nữa về thày mà tôi cũng không thể quên: Ngày sinh nhật tôi năm ấy đến phiên tổ tôi phải đi lấy củi cho nhà bếp mãi chiều muộn mới về. Các bạn ở nhà đã dành cho tôi một niềm vui bất ngờ: Các bạn đi lấy hoa dại, lá rừng kết lại trang trí trên  bàn học ở đầu giường tôi  và cài vào đó những món quà kỷ niệm. Bên cạnh là một túm lớn quả vải chín đỏ. Tối, cả tổ quây quần liên hoan sắn luộc. Ngọc Anh hỏi:
-          Đố Lan biết vải của ai?
-          Chịu
-          Của thày Ban đấy!
-          Sao thày lại biết hôm nay sinh nhật mình nhỉ?
-          Hết giờ giảng thày đi qua thấy bọn mình chí chóe khi trang hoàng chỗ bàn học của Lan nên thày biết. Chiều thày sang dạy cho năm thứ 2 ghé vào và bảo
“Cho gửi mừng sinh nhật Trà Ly”.
Sau khi ra trường hơn chục năm, tôi trở lại trường làm NCS, lại được gặp các thày cô của khoa hóa. Lúc này thày phụ trách tập san hóa học của khoa nên thỉnh thoảng lại hỏi tôi có bài thơ nào thì đưa thày đăng và tập hợp tuyển chon các bài thơ tôi đã làm đưa thày để thày xuấn bản cho, nhưng tôi cám ơn thày và từ chối vì nghĩ thơ của mình có ra gì đâu mà in. Sau khi Ba tôi mất, thày đến thắp hương và ngồi tâm sự, tôi được biết thêm rằng thầy là một người rất trọng tình nghìa vì thầy dành rất nhiều tình cảm và sự biết ơn đối với tập thể thày cô khoa hóa. Thày nói:
“Tôi không bao giờ quên được ơn nghìa của khoa hóa. Các anh chị trong khoa đã giúp đỡ lo toan cho tôi rất nhiều và cũng chính các cán bộ cnv khoa hóa là những người đã lo liệu tang ma chôn cất bố tôi”
      Thày ra trường trước tôi 4 năm thì thày cũng chưa phải là già lắm trong khi tuổi tho bình quân của nước ta bây giờ là 74 có nghĩa là thày chưa qua tuổi tho trung bình mà! Vậy nhưng căn bệnh hiểm nghèo đã mang thày đi!
      Thày ơi! bài viết này là một nhánh hoa em xin gửi viếng hương hồn thày!