Trang

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2013

Viết nhân ngày thầy thuốc Việt Nam

BÁC SĨ TÔN THẤT BÁCH
Câu chuyện diễn ra cách đây gần 20 năm rồi. Lúc đó, miền bắc chưa có BV nào mổ tim bẩm sinh cho trẻ em. Tôi có người em họ xa, đi bộ đội về, mài gần bốn mươi mới lấy vợ và sinh được một cháu gái. Cháu rất xinh nhưng yếu ớt, năm lên 6 đi học cháu bắt đầu bị ngất và những cơn ngất cứ ngày càng mau hơn. Cháu bị tim bẩm sinh.
Lúc bấy giờ một ca mổ tim tại SG chi phí khoảng 20 triệu, chưa kể tiền đi lại, ăn ở tại Sài Gòn. Vào giữa những năm chín mươi với 2 vợ chồng đều là công nhân thì 20 triệu là số tiền không thể có dù là trong ý nghĩ.
            Mẹ cháu buồn lo đến mất ăn, mất ngủ vì 2 vợ chồng lấy nhau muộn, chỉ sinh được có một mình cháu. Thế rồi không biết nghe ai mách, mẹ cháu tìm đến Bác sĩ Tôn Thất Bách, lúc đó là Viện trưởng viện tim quốc gia tại Hà Nội.
            Không quen biết, không người giới thiệu, mẹ cháu cứ liều tìm đến chỗ làm việc của Bác sĩ. Người y tá hỏi:
-        Chị có hẹn của Bác sĩ không?
-        Dạ không!
-        Vậy thì không gặp được, Bác sĩ bận lắm.
-        Nhưng…
-        Không nhưng gì cả, đấy là nguyên tắc!
Mẹ cháu bật khóc. Lúc đó đã gần hết giờ làm việc. Bỗng cửa phòng Bác sĩ mở ra và Bác sĩ sách cặp ra về. Thấy thế, Bác sĩ hỏi:
-        Có chuyện gì vậy?
Mẹ cháu quỳ sụp dưới chân Bác sĩ:
-        Xin bác sĩ cứu con cháu vơi!
Bác sĩ nâng mẹ cháu dậy ôn tồn:
-        Vào đây, vào đây, nào có chuyện gì chị bình tĩnh noi tôi nghe!
-        Da. Con cháu…con cháu,,,
Mẹ cháu lúng túng run run.
Bác sĩ rót nước mời uống và nói:
-        Chị cứ bình tĩnh nói tôi nghe, cháu làm sao, cháu đang ở đâu?
Bấy giờ mẹ cháu mới bình tĩnh trình bày về bệhn tật của con và hoàn cảnh gia đình.
Bác sĩ bảo đưa cháu đến BV, Bác sĩ khám xong rồi lấy một tờ giấy viết mấy dòng và bảo mẹ cháu đưa cháu vào TP Hồ Chí Minh ngay.
            Thế là vợ chồng thu xếp đưa con đi với số tiền anh em họ hàng giúp được gần chục triệu. Sau gần một tháng nằm tại viện tim Sài Gòn, cháu đã được phẫu thuật tim miễn phí và trở về tiếp tục đi học, khỏe mạnh.
            Mẹ cháu lại đến tìm Bác sĩ với chút quà mọn để cám ơn nhưng Bác sĩ nhất định không lấy và lại dặn mẹ cháu đưa cháu đến để Bác sĩ theo dõi tiếp.

Câu chuyện mẹ cháu kể lại khi đưa cháu đến chơi nhà tôi cứ in hằn trong tâm trí tôi hình ảnh một người thầy thuốc đúng với nghĩa “LƯƠNG Y NHƯ TỪ MẪU”


Thứ Hai, 25 tháng 2, 2013

10 nhà lãnh đạo “tàn bạo” nhất mọi thời đại

Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng » Quốc tế » 10 nhà lãnh đạo “tàn bạo” nhất mọi thời đại
Nhiều “nhà lãnh đạo” có biểu hiện thờ ơ đối với sự đau khổ của người khác và một số các “nhà lãnh đạo” ấy lại thích thú khi gây ra điều đó. Những “nhà lãnh đạo” này thường sử dụng bạo lực dưới sự ngụy trang của khuôn khổ xã hội hay pháp lý. Sau đây là 10 “nhà lãnh đạo” “tàn bạo” nhất trong lịch sử loài người, tác động to lớn trong lịch sử và trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến thế giới mà chúng ta đang sống hôm nay:

10. Oliver Cromwell
Oliver Cromwell
Oliver Cromwell là một nhà lãnh đạo chính trị và quân sự vào thế kỷ thứ 17 ở Anh, ông được biết đến với các hành động tàn bạo chống lại người Công giáo ở Scotland và Ireland. Tại Ireland, Cromwell đã ra lệnh tàn sát gần 3.500 người ở Drogheda, bao gồm cả các linh mục Công giáo La Mã. Tại Wexford, ông cũng là người chịu trách nhiệm về cái chết của 3.500 người Công giáo. Trong toàn bộ chiến dịch của Oliver Cromwell ở Ai-len, người ta ước tính rằng 50.000 người đã thiệt mạng, bị đuổi ra khỏi nhà và bị trục xuất. Tại Scotland, ông đã tàn sát 2000 người ở Dundee và san bằng bến cảng của thành phố.
9. Maximilien Robespierre
Maximilien Robespierre
Maximilien François Marie Isidore de Robespierre là một chính trị gia, nhà hùng biện, luật sư và là một nhân vật quan trọng trong cuộc cách mạng Pháp. Ông đã cai trị nước Pháp thời “Reign of Terror” (cai trị khủng khiếp) cướp đi sinh mạng từ 20.000 đến 40.000 người. Nhiều quý tộc, giáo sĩ, công dân tầng lớp trung lưu và nông dân đã bị hành quyết trong thời gian cai trị của ông. Robespierre bị đưa lên máy chém mà không cần xét xử vào năm 1794 vì các hành vi của ông là điều hiển nhiên của công lý.
8. Ivan the Terrible
Ivan the Terrible
Ivan the Terrible hoặc Ivan IV Vasilyevich là một Sa hoàng Nga và được coi như là người sáng lập đầu tiên của nước Nga hiện đại. Đóng góp quan trọng nhất của ông là cuộc chinh phục Siberia, tập trung quyền lực và tạo ra các luật mới. Hành động tàn bạo nhất của ông là “Sack Novgorod”, khi ông nghi ngờ rằng người dân thành thị đã lập kế hoạch để trốn sang Ba Lan. Ông đã cho xây dựng một bức tường xung quanh thành phố và mỗi ngày, quân đội của ông tàn sát 1500 người ngẫu nhiên, Ông ta đã giết con trai của mình trong một tranh luận sau khi Ivan đánh con dâu đang mang thai vì bị buộc tội mặc quần áo khiếm nhã.
7. Vlad III
Vlad III
Vlad III là người cai trị vùng Wallachia và dường như có niềm vui trong việc giết người và tra tấn tàn bạo. Số lượng nạn nhân của ông ước tính nằm trong khoảng từ 40.000 đến 100.000 người. Sự tàn bạo của ông như cảnh 20.000 xác chết bị đâm chém thối rữa bên ngoài thủ đô của ông bị ốm khi đội quân xâm lược của Thổ Nhĩ Kỳ quay trở lại.
6. Idi Amin
Idi Amin
Idi Amin Dada là một nhà độc tài Uganda, đã lật đổ chế độ Milton Obote vào năm 1971 và lên nắm quyền sau cuộc đảo chính. Điểm nổi bật của chế độ ông là quản lý kinh tế yếu kém, tham nhũng, gia đình trị, giết người ngoài vòng pháp luật, đàn áp dân tộc, đàn áp chính trị và lạm dụng các quyền con người. Các nhóm nhân quyền và các nhà quan sát quốc tế ước tính từ 100.000 đến 1.500.000 người đã bị giết trong triều đại đẫm máu của ông ta. Amin thường xuyên thay đổi khi thấy phù hợp, với sự hỗ trợ từ các cường quốc phương Tây, Israel. chế độ Moammar Gaddafi, Liên Xô. Ông qua đời khi lưu vong tại Jeddah, Saudi Arabia.
5. Pol Pot
Pol Pot
Pôn pót là người lãnh đạo đảng cộng sản Khmer Đỏ và là Thủ tướng Campuchia trong giai đoạn từ 1975 đến 1979. Ông chịu trách nhiệm trong tội ác diệt chủng đẫm máu nhằm vào các tri thức và tầng lớp tư sản dẫn đến cái chết của khoảng 1,5 triệu người Campuchia (khoảng 20% dân số tại thời điểm đó)
4. LEOPOLD II
LEOPOLD II
Leopold đệ nhị là vị vua thứ hai của Bỉ và là người cai trị nhà nước tự do Congo. Dưới sự cai trị của ông đã gây ra cái chết của 3 triệu người dân Congo do bị áp bức lao động.
3. Adolf Hitler
Adolf Hitler
Adolf Hitler là một chính trị gia và là nhân vật quan trọng của phát xít Đức. Ông đã thiết lập chế độ độc quyền quốc gia xã hội (Đức Quốc Xã) của Đệ tam Đế quốc. Chính sách của ông đã gây ra cái chết của hàng triệu người. Riêng ở Nga, 20 triệu dân thường và 7 triệu binh sĩ đã thiệt mạng trong cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại.
2. JOSEPH STALIN
Joseph Stalin
Theo kết quả nghiên cứu ước tính có khoảng hơn 3 triệu người chết dưới chế độ của Stalin. Sau khi chế độ Liên Xô sụp đổ đã phát hiện nhiều hồ sơ ghi lại việc xử tử hơn 800 nghìn người vì liên quan đến chính trị, khoảng 1,7 triệu người chết ở Gulags và gần 400 nghìn người chết trong quá trình di cư. Ngoài ra, nạn đói đã cướp đi mạng sống của 6 triệu người.
1. Mao Trạch Đông
Mao Trạch Đông
Mặc dù dân số của Trung Quốc tăng gấp đôi từ 550 triệu người lên 900 triệu người dưới sự cai trị của ông, Mao Trạch Đông đã chịu trách nhiệm cho cái chết của hàng triệu người. Trong giai đoạn đầu, các địa chủ đã bị bắt và xử tử, kết quả là có khoảng hơn 700 nghìn người chết. Ngoài ra, khoảng 6 triệu người đã bị ép vào các trại lao động và nhiều người đã bỏ mạng.
Vài năm sau, nạn đói và hậu quả của kế hoạch “Đại nhảy vọt” của Trung Quốc đã gây ra cái chết khoảng 15 đến 40 triệu người dân. Sự đau khổ của người dân Trung Quốc không dừng ở đó, cuộc Cách mạng Văn hóa vào những năm 60  đã trực tiếp ảnh hưởng hơn 100 triệu người dân Trung Quốc.

Trường Sa lược dịch (Nguồn: http://listfave.com/top-10-most-cruelest-rulers-of-all-time)
Nguồn: http://nguyentandung.org/10-nha-lanh-dao-tan-bao-nhat-moi-thoi-dai.html
 

Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

Mùa xuân này, tôi nhớ Văn Cao và "Mùa xuân đầu tiên"


Văn Cao
"Con thuyền đi qua
để lại sóng
Đoàn tàu đi qua
để lại tiếng
Đoàn người đi qua
để lại bóng
Tôi không đi qua tôi,
để lại gì?"

     Năm nay sẽ kỷ niệm 90 năm ngày sinh Van Cao, một thiên tài không phải chỉ trong lĩnh vực âm nhạc mà cả trong thơ và họa.
Người hỏi "Tôi không đi qua tôi, để lại gi?"   Người đã để lại cho nền văn nghệ Việt nam một VĂN CAO để người Việt tự hào, để chúng con tìm đến mỗi khi cảm thấy cô đơn, mỗi khi cần được sẻ chia, an ủi...Chúng con cám ơn NGƯỜI 
Mùa xuân đang xanh mướt trên những búp non, trên những giọt sương mai lấp lánh, tiếng mùa xuân dìu dặt đâu đây, "Mùa xuân đầu tiên"


Về bài hát này, nhà văn Trần Mạnh Hảo viết: "Đây là bài hát có số phận đặc biệt nhất trong cuộc đời sáng tác của Văn Cao. Đây cũng là bài hát mang nhiều tâm trạng đối lập, hòa trộn nước với lửa: vui ít, buồn nhiều, mừng ít, tủi nhiều, hoan ca ít, bi ca nhiều, tha thiết ít, nghẹn ngào nhiều, bâng khuâng ít, đau đáu nhiều, tự sự ít, ai oán nhiều, mê say ít, thở than nhiều,... "


“    Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
      Mùa bình thường mùa vui nay đã về
      mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
      Với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
      một trưa nắng cho bao tâm hồn.
      Rồi dặt dìu mùa xuân theo én về
      Người mẹ nhìn đàn con nay đã về
      Mùa xuân mơ ước ấy đang đến đầu tiên
      Nước mắt trên vai anh, giọt sưởi ấm đôi vai anh
      Niềm vui phút giây như đang long lanh.
      ôi giờ phút yêu quê hương làm sao trong xuân vui đầu tiên.
      ôi giờ phút trong tay anh đầu tiên một cuộc đời êm ấm.
      Từ đây người biết quê người
      Từ đây người biết thương người
      Từ đây người biết yêu người .
      Giờ dặt dìu mùa xuân theo én về
      Mùa bình thường, mùa vui nay đã về.
      Mùa xuân mơ ước ấy xưa có về đâu
      với khói bay trên sông, gà đang gáy trưa bên sông
      một trưa nắng thôi hôm nay mênh mông.”
      Van Cao sáng tác ca khúc này vào mùa xuân năm bính thìn  (1976),

      người con trai thứ của nhạc sĩ Văn Cao, nhà thơ Nghiêm Bằng kể sơ qua về sự ra đời của  "Mùa xuân đầu tiên” :
“Đó là một đêm vào giữa tháng 12-1975. Chúng tôi đang sống với cha mẹ trong ngôi nhà số 108 Yết Kiêu. Mùa đông Hà Nội rét tê tái. Cha tôi đã từ lâu rồi không đàn. Vậy mà trong đêm ấy, tôi nghe có tiếng chân nhè nhẹ lần từng bước từ phòng trong ra gần chiếc đàn piano – đối diện với chiếc đi văng tôi đang ngủ.
Một giai điệu khe khẽ vang lên, nó được đàn bởi một bàn tay phải. Cũng phải nói thêm là cha tôi đã đàn trên chiếc đàn vốn được Hội Nhạc sĩ VN cho thuê lại với giá 7 đồng rưỡi một tháng (lương tôi hồi đó là 63 đồng, còn tiền thuê nhà là 15 đồng); từ ngày kỷ niệm 30 năm Tiến quân ca (1974), chiếc đàn mới được tặng hẳn cho cha tôi thì cha lại rất ít có dịp dùng đến.
Bài hát đã được báo Sài Gòn Giải Phóng số năm mới 1-1-1976 in trang trọng ở bìa 4 và thu thanh ngay sau đó, được phát trên sóng Đài Tiếng nói VN, nếu tôi không nhầm thì do ca sĩ Trần Khánh và đoàn ca nhạc Đài Tiếng nói VN trình bày. Bài hát được phát khoảng mươi lần trong chừng một tháng (hồi ấy ca khúc được truyền bá chủ yếu qua sóng phát thanh), rồi không hiểu sao lặng lẽ chìm đi, như thể bị quên lãng.
Như mọi lần, trong suốt mấy chục năm, cha không tỏ ra bực bội gì, chỉ hơi buồn thôi. Cha tôi nói chắc chắn bài hát sẽ có ngày được hát lại và mọi người sẽ yêu nó. Và như mọi lần, cha tôi lại đúng. Chỉ có điều lúc đó cha tôi không còn nữa. Khi bài hát lần đầu tiên được phát trên sóng truyền hình Việt Nam năm 2000, cha tôi đã mất được năm năm.”
Nhà thơ NGHIÊM BẰNG
THU HÀ ghi

Đúng vậy, rất nhiều người yêu thích bài hát này trong đó có tôi, nhưng có điều lạ là tôi chỉ thích mở bài hát này khi có một mình và trong khi nghe, tôi cảm thấy như được xem lại một cuốn phim về một thời đã qua của đất nước và của cuộc đời...
Tháng 7 năm 1995, khi Văn Cao mất, và cả bây giờ nữa, khi đang viết những dòng này, nước mắt tôi vẫn không ngừng tuôn rơi trên bàn phím.
Với tôi và tôi nghĩ là rất nhiều người nữa, VĂN CAO mãi mãi là một tượng đài sững sững trong trái tim.
                    
          


Thứ Tư, 13 tháng 2, 2013

Valentine sớm


Năm nay Valentine đến sớm, ông lại quên, nhưng cô cháu gái vào tuổi chớm biết yêu thì không quên, mồng 2 tết, mặc dù đã khuya, vẫn gọi điện nhắc ông. Sáng mồng 3, khi bà dậy đã thấy ô. đeo tạp dề như một đầu bếp thực thụ đi nấu chocolate. Tuổi già hay quên, lẽ ra phải nấu cách thủy, ô. lại nấu trực tiếp, chocolate cháy vón cục,  thế là phải đổ đi nửa kg.
Ơn trời cuối cùng cũng ra được sản phẩm. có điều các cháu đi chơi tết cả, chả có ai giúp ô. trang trí.
Sau khi rút kinh nghiệm, sản phẩm bắt đầu vào khuôn

Hai mẻ thành phẩm đầu tiên

thành phẩm đã qua kiểm tra chất lượng và hình thức

Thành phẩm loại 1


Tiếc rẻ chỗ chocolate cháy, cố vào khuôn mà không được, đành đổ đi
Hôm nay các cháu về, khen ông ríu rit và chỉ một loáng đã giải tán hết 3/4 sản phẩm của ông.
Bà thì gom chỗ sản phẩm không đạt tiêu chuẩn thẩm mỹ cất vào tủ lạnh và biết rằng đến chủ nhật sẽ hết nốt. (Nói vậy thôi chứ bà cũng được nhấm vài cái "trái tim vỡ" cho biết mùi valentine chứ!!!)



Thứ Ba, 12 tháng 2, 2013

Mong ước đầu xuân



       

Mong ước gì cho một ngày mai tới?
Khi mùa xuân lộc biếc mong manh?
Mong ước gì  khi thời gian không chờ đợi?
Những đàn  én vẫn bay, hoa vẫn nở trên cành?

Ta mong ước người với người là bạn,
Chẳng anh em, cũng đồng loại, đồng bào
Ta mong ước Trái đất này xanh mãi
Rừng thêm cây, sông , suối vẫn rì rào

Ta mong ước người già không đau bệnh
Các em thơ không đói lạnh những mùa đông
Ta mong ước những mái nhà ấm cúng
Cho những lứa đôi mơ cuộc sống gía đình

Ta mong có những cây cầu qua suối
Cho các em vượt lũ đến trường
Ta mong ước  những điều ta mong ước
Sẽ hiển nhiên trong cuộc sống bình thường


Thứ Năm, 7 tháng 2, 2013

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

Thiệp Tết 2013 đẹp | thiệp tết đẹp 2013, thiệp tết 2013, bộ mẫu thiệp tết đẹp, thiệp xuân 2013, thiệp tết 2013, (22)





Đầu xuân năm mới chúc BÌNH AN,
Chúc luôn VUI VẺ chúc TH KHANG.
Chúc sang năm mới MIỀN ĐẤT MỚI,
An cư lạc nghiệp BẠN THƯỜNG SANG

Thứ Bảy, 2 tháng 2, 2013

Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh và 'điệp khúc' hổ thẹn




Tôi vốn không thích nhạc PD lắm, thực ra vì tôi dốt nhạc. Nhưng tôi kính trọng ông vì sự trung thực với cuộc đời. Yêu thì nhích lại, ghét thì quay đi, không có kiểu ngoài thì thơn thớt nói cười...Sáng nay mở Vietnamnet thấy một tiêu đề mà thoạt đọc tôi hơi khó chịu...Nhưng đọc xong, tôi thở ra nhẹ nhõm, thì ra 2 vấn để thuộc 2 "phạm trù" hoàn toàn khác biệt. Tôi hiểu và lại cảm thấy thích bài báo, đem về lưu lại để đọc và chia sẻ với mọi người. LYLAN
Giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy còn đang đắm mình vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, thì có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn.
Ngày 27/1 mới đây, một thông tin khiến xã hội, những người vốn ái mộ âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy chấn động: Ông đã trút hơi thở cuối cùng ở tuổi 93, để trở về miền xa vắng...
Khóc cười theo vận nước nổi trôi...
Hàng trăm bài báo, bài viết trên trang mạng xã hội thương tiếc ông, người nhạc sĩ tài danh, một trong những cây đại thụ của nền âm nhạc VN, cùng với Văn Cao, Trịnh Công Sơn, những tài năng đỉnh cao, đặc sắc và... quyến rũ đặc biệt người hâm mộ.
Một người nghệ sĩ tràn đầy năng lượng sống và sáng tạo. Một đời sống có đủ hỉ, nộ, ái, ố, có đủ tham, sân, si. Nó đem đến cho ông cả sự thi vị, sự phiêu lưu, đem đến cho ông, người nghệ sĩ quá đa tình, phóng túng, cả thú vị lẫn phiền toái, cả sự nổi tiếng và không ít...tai tiếng.
Vậy nhưng có lẽ, ông đã không chịu đựng nổi cái chết của người con trai cả, ca sĩ Duy Quang, vừa mất chưa trọn 49 ngày. Nỗi đau trong con tim người cha- người nhạc sĩ già, đã vỡ... Dù đời ông từng trải qua biết bao kiếp nổi trôi, hạnh ngộ cùng ly biệt.
Sinh ra trong một gia đình con nhà "nòi", cụ thân sinh ông là Phạm Duy Tốn, nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới đầu thế kỷ XX, tác giả truyện ngắn khá nổi tiếng Sống chết mặc bay. Anh trai ông là Phạm Duy Khiêm, cựu Đại sứ VNCH tại Pháp, cũng là nhà văn, tác giả những cuốn Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine...(*)
Nhưng cái chất con nhà "nòi" đó, phải đến Phạm Duy, mới đạt tới độ tích tụ và thăng hoa tột đỉnh.
Số phận con người, dù bé nhỏ đến đâu, cũng mang một phần lịch sử (**) Nhạc sĩ Phạm Duy cũng vậy, dù khởi đầu, có lẽ ông chưa ý thức được hết. Khi dấn thân vào con đường ca nhạc, sáng tác bản nhạc đầu tay (phổ nhạc bài thơ Cô hái mơ của Nguyễn Bính), như một hứng khởi bản năng của một người tài trẻ tuổi.
Kiếp cầm ca rong ruổi nay đây mai đó ở một gánh hát, như một thứ định mệnh, cho ông mở tầm mắt về đất nước, nạp cho ông năng lượng sống, cảm thụ tràn đầy, mở mang hiểu biết. Cho ông gặp gỡ những tên tuổi nghệ sĩ lớn, đương thời. Đặc biệt là cho ông gặp gỡ Văn Cao, người bạn thân suốt cả một đời, dù lúc gần gũi, lúc cách xa bởi thời thế và sự chọn lựa, dẫn đến số phận trôi nổi rất khác nhau. Tri kỷ gặp tri kỷ, tri âm gặp tri âm.
Trong cả một cuộc đời gần trọn thế kỷ, có một "quãng tối"-một "quãng lặng" buồn nhất, kéo theo rất nhiều hệ lụy, hẳn khiến ông thao thức những đêm dài. Đó là những tháng năm theo kháng chiến, bồng bột, sôi nổi, đầy chất thị dân và nghệ sĩ, để rồi cuối cùng ông...lạc bước. Hay đó là sự chủ ý chọn lựa? Chỉ ông thấu hiểu mình nhất!
Ông đã phải "trả giá đắt" cho bước chân lạc nhịp, lạc điệu của mình. Dù âm nhạc của ông, là sự tinh tế, điệu nghệ của tâm thức dân ca, kết hợp tài tình, tài hoa với tân nhạc. Là tâm hồn thuần Việt hòa quyện với phong cách hiện đại, tây phương.
Nhạc sĩ Phạm Duy tài danh đã về miền xa vắng. Ảnh: Minh Thăng
Thế nhưng, ngay cả khi lạc bước, để rồi cuộc đời ông, lúc thăng, lúc giáng, lúc trong, lúc trầm, như những thang âm ngũ cung của xứ sở, ai bảo tâm hồn ông, không luôn hướng về quê hương, không day dứt và thiết tha với nước Việt khổ đau và can trường? Dù xa quê, xa xứ, lúc sang Pháp học âm nhạc, lúc đưa cả gia đình sang Mỹ định cư- hành trình cuộc đời ông luôn chênh vênh, như giữa hai bờ xa cách. Hay đó cũng là sự cô đơn sâu thẳm trong thân phận...
Có lẽ vậy, mà vào chính những năm tháng bị coi là lạc bước, hai tác phẩm đỉnh cao Tình hoài hương, Tình ca ra đời. Hai tác phẩm nhưng đều chỉ nặng một chữ tình, đã làm khắc khoải biết bao con tim người Việt. Trong niềm nhớ, có niềm đau, trong xa cách, lại đầy gần gũi.
Quê hương tôi có con đê dài ngây ngất, lúc tan chợ chiều xa tắp, bóng nâu trên đường bước dồn, lửa bếp nồng, vòm tre non làn khói ấm hương thôn (Tình hoài hương).
Nhưng nhất là Tôi yêu tiếng nước tôi từ khi mới ra đời, người ơi, mẹ hiền ru những câu xa vời, à à ơi! tiếng ru muôn đời" (Tình ca).
Trước đó, là nhạc phẩm Gươm tráng sĩ, Chinh phụ ca, Thu chiến trường, Nhớ người ra đi, Tiếng hát sông Lô, Nương chiều...
Và sau này, là Ngày trở về, Người về, Tình nghèo, Thuyền viễn xứ, Viễn du..., nhất là hai trường ca gây tiếng vang: Con đường cái quanMẹ Việt Nam. Đặc biệt, là Minh họa Kiều, tác phẩm ông hoài thai nhiều nhất, sáng tác những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, như một cái kết có hậu cho hành trình sáng tạo không mệt mỏi của ông. Minh họa Kiều đã được biểu diễn tại Hà Nội, năm 2009. Và người viết bài cũng có cơ hội được thưởng thức, giữa khán phòng đông nghịt người hâm mộ, im phăng phắc.
Ông quả thực, đã khóc cười theo vận nước nổi trôi - bằng âm nhạc, bằng tài năng lớn của mình.
Hiếm có một nhạc sĩ Việt Nam nào, sở hữu cả một gia tài âm nhạc đồ sộ về số lượng- 1000 ca khúc, lại đa dạng về thể loại như ông: Từ Nhạc kháng chiến, đến Nhạc quê hương, Nhạc tình đôi lứa, Nhạc tâm tư. Từ Trường ca, đến Rong ca, Đạo ca, Thiền ca, Tâm ca, Tâm phẫn ca. Thậm chí cả...Tục ca, Vỉa hè ca, Tị nạn ca...
Một người hâm mộ, am hiểu và mê đắm nhạc ông đã phải viết, cần có cả một khoa nghiên cứu- Phạm Duy học. Điều đó quá đúng. Ông viết nhạc, nhưng lịch sử âm nhạc VN rồi đây sẽ phải viết kỹ lưỡng, đầy đủ về ông. Một tài danh âm nhạc hiếm có, với tất cả cái hay cái dở, cái trong cái đục, của một đời nghệ sĩ lớn, trong một thời đại nhiều giông bão, và cả lắm... nhiễu nhương, rất cần cái nhìn khách quan, khoa học và không định kiến.
Văn hóa, trong đó có âm nhạc không làm ra trực tiếp của cải vật chất cho xã hội, nhưng làm nên hồn cốt một dân tộc. Và nếu nhìn ở góc độ đó, ông- người nhạc sĩ tài danh và đặc sắc của nước Việt, thường chỉ tự nhận là kẻ hát rong của thế kỷ, đã góp phần không nhỏ, làm nên hồn cốt, tâm thức người Việt.
Và cho dù, có ấm nồng miền viễn xứ, thì nước Việt, cuối cùng vẫn là sự chọn lựa của người nhạc sĩ đa tài và đa tình. Những bản nhạc bất hủ của ông, từ lâu đã là sợi nhau nối ông với xứ sở ruột rà, nơi ông có bao yêu thương, cay đắng, có vinh quanh và cả bẽ bàng. Nhưng ông vẫn yêu và xin tạ lỗi. Tạ lỗi với xứ sở, và với những người đàn bà ông gặp trên đường đời...
Còn nhân dân, bao giờ cũng là vị giám khảo công bằng, công tâm với âm nhạc của ông.
Những ngày này, gia đình nghệ sĩ của ông, những người ái mộ ông, ái mộ âm nhạc Phạm Duy đau đớn, thương tiếc tiễn đưa ông. Nhưng biết đâu, ông lại mỉm cười. Vì như ông từng nói: Ca sĩ còn hát nhạc của tôi nghĩa là tôi còn sống. Và cũng vì nơi chín suối, ông được gặp người con trai cả Duy Quang, được gặp người vợ tào khang, yêu dấu và cũng từng bao đau khổ, vì ông?
Đó mới là sự hạnh ngộ vĩnh viễn của kiếp người?
"Điệp khúc" hổ thẹn
Cũng giữa những ngày này, người hâm mộ nhạc Phạm Duy còn đang đắm mình vào những ca khúc nổi tiếng, tài hoa của ông, thì có một "điệp khúc" khác, cứ lặp đi lặp lại, thật đáng hổ thẹn. Đó là "điệp khúc công chức 100 triệu".
Sau gần hai tháng quyết tâm truy tìm, lập đoàn kiểm tra xác minh vụ việc, Hà Nội vẫn không thể tìm ra kẻ...hưởng cái "lộc" này!
Nếu cứ theo lôgic thuần túy, người phát biểu gây sốc cho cả xã hội, là ông Trần Trọng Dực, Chủ nhiệm UB Kiểm tra của Thành ủy phải chịu trách nhiệm về "phát ngôn ấn tượng" của mình, có vẻ như không có căn cứ. Thế nhưng lạ thay, xã hội không tin vào kết luận của Sở Nội vụ HN, mà lại tin vào phát biểu của ông Trần Trọng Dực.
Chả lẽ, xã hội chúng ta đang sống ở thời thích nghe "tin đồn" hơn "tin tức"?
Có một phần như vậy, vì tâm lý con người vốn thích những chuyện hiếu kỳ, đồn thổi.
Tuy nhiên, nếu coi tham nhũng thực sự đang là vấn nạn, là quốc nạn, đến mức, vị quan chức đứng đầu Nhà nước phải chua xót thốt lên rằng, một bộ phận không nhỏ cán bộ, đang viên suy thoái về đạo đức. Rằng, tham nhũng có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của chế độ. Thì câu chuyện "chạy công chức 100 triệu" chắc chắn có cơ sở của nó. Bởi người nói, cũng là một quan chức có trách nhiệm, và ông dám chính danh với phát ngôn của mình, trước màn hình, trước hàng triệu khán, thính giả.
Và lật lại nhiều vụ tham nhũng, thất thoát, như Vinakhủng chẳng hạn, người ta thấy có tới 11 lần thanh tra, kiểm tra các loại, mà có phát hiện được Vinakhủng sai phạm gì đâu? Con voi còn chui qua được lỗ kim nữa là...
Có điều vụ việc chạy công chức 100 triệu này chua xót và đáng hổ thẹn ở chỗ, nó cho thấy "một đời sống không bình thường", một đời sống "đi đêm" tràn lan trong hệ thống guồng máy cán bộ, từ vị trí nhỏ nhất. Nó khiến cho người dân mất lòng tin. Đến mức, trước hiện tượng ai đó thăng quan tiến chức, người ta không chú ý đến năng lực, thực tài của họ, mà chỉ xầm xì, rằng cái ghế này mua hết bao nhiêu...bao nhiêu...
Cả xã hội bỗng dưng thành những nhà tài chính- kế toán bất đắc dĩ.
Nó chua xót và hổ thẹn đến mức, trả lời phỏng vấn báo chí mới đây, ông Dương Trung Quốc, Đại biểu QH cho rằng: Trong sâu xa, nhiều người đã đánh mất một phẩm chất rất lớn của con người nói chung và đặc biệt của những người gánh vác việc công là liêm sỉ. Với họ, nói dối, chối tội là việc rất đơn giản và có cảm giác như... cơm bữa.
Tham nhũng thực sự đang là vấn nạn. Ảnh minh họa
Còn ông Trần Quốc Thuận, nguyên Phó CN Văn phòng QH có nói rất trúng cái "bệnh thành tích" cố hữu của người quản lý:
Sở dĩ có kết luận rất "hậu" kia là do cơ chế người đứng đầu chịu trách nhiệm. Nếu người đứng đầu mà càng khui ra nhiều tiêu cực thì càng phải chịu trách nhiệm, nên việc thanh tra, kiểm tra để phát hiện tiêu cực chẳng thể đạt hiệu quả cao.
Trả lời phỏng vẫn báo chí, bà Nguyễn Thị Khá, ĐBQH khóa 13 cho rằng, kết quả kiểm tra của Sở Nội vụ HN, đang thử thách lòng tin của nhân dân.
Không chỉ thế đâu, vì lòng tin của dân đã bị thử thách nhiều lần rồi. Mà nói cho cùng, vụ "chạy công chức 100 triệu" đang thách thức chính... cơ chế quản lý xã hội hiện nay!
Thế nên, ĐBQH Dương Trung Quốc có lý khi ông so sánh, đặt hệ thống công chức bên cạnh hệ thống quản lý của những tổ chức tư nhân:
Nếu có cạnh tranh hợp pháp, lành mạnh, các nhóm cạnh tranh sẽ giám sát chặt những người đương quyền, thậm chí tổ chức điều tra một cách hữu hiệu. Các vụ tham nhũng, lộng quyền bị phanh phui và đưa ra trước công luận, thậm chí trước tòa án.
...Đấy là cách giám sát, chống tham nhũng hữu hiệu nhất. Những cách khác cũng có thể có tác dụng, nhưng không có cạnh tranh hợp pháp và lành mạnh, báo giới không được thật sự tự do, thì việc hô hào chống tham nhũng, lạm quyền khó có kết quả thật sự.
Chợt nhớ tới nhà văn Phạm Duy Tốn, thân phụ nhạc sĩ Phạm Duy, tác giả cuốn truyện nổi tiếng Sống chết mặc bay. Từ cuốn truyện này, cụm từ Sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi đã trở thành một...thành ngữ, đi vào đời sống dân gian.
Gần một thế kỷ đã qua, nhưng câu chuyện quá khứ thời phong kiến, lại đang là câu chuyện nóng hổi của thời hiện đại.
Khiến cho người Việt lại tiếp tục khóc cười theo vận nước nổi trôi...
Kỳ Duyên

CUỐI TUẦN, CƯỜI CHO VUI !

Mời bà con, anh em ta cười cái coi, 
xả stress cuối năm để dzui dzẻ ăn Tết !


Dzui dzẻ đến văng dép



Ối , có hai con ma!

Vòng 1 lý tưởng

Chưa gì mà sếp đã thấy sướng cái bụng

Ôi, sao chân trước của ta lại ngắn thế!

Cái đồ phản chủ !


Nhanh đến thế là cùng


Thử lửa


Không chia phần hả? Thì tao ăn cái tai mày!


Võ sĩ thua ...gà 


Tết đến rồi !

Pha phạm lỗi này chưa có trong luật


                                                                                                     Sưu tầm